Sắp tới ngày vía Thần tài, tôi có mua của người quen 2 cây vàng với số tiền hơn 70 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó tôi phát hiện ra đó là vàng giả. Giấy mua bán viết tay có chữ kí đầy đủ của người đó nhưng không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Nay tôi phát hiện ra và muốn thưa kiện để đòi lại tiền nhưng chỉ với giấy đó thì có đủ chứng cứ không? Chồng tôi lại là người duy nhất chứng kiến thì có đứng ra làm người làm chứng được không?
|
Chồng tôi là người duy nhất chứng kiến giao dịch mua bán vàng (Ảnh minh họa) |
Vụ việc này xuất phát là quan hệ dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán vàng được quy định bởi Bộ luật Dân sự. Theo đó nếu bên kia giao vàng không đúng chất lượng thì bạn có quyền không nhận hàng hoặc yêu cầu đổi hàng. Nếu các bên không thống nhất được cách giải quyết thì có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì hình thức hợp đồng có thể bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Về chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận. Trường hợp tiêu chuẩn về vàng đã được quy định thì không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 432. Chất lượng của tài sản mua bán
1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận.
2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Điều 439. Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại
Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Đối với Hợp đồng mua vàng không bắt buộc bằng văn bản. Nếu bạn có căn cứ cho rằng bên bán biết rõ là vàng giả nhưng vẫn cố tình bán cho bạn để chiếm đoạt tiền của bạn thì vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo. Nếu bên bán vàng biết rõ là vàng giả nhưng vẫn bán có thể xem xét về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Với số tiền mua vàng khoảng 70 triệu có thể phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù.
Nếu quá trình xác minh mà không chứng minh được bên bán biết rõ đó là vàng giả thì vụ việc chuyển sang tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bên bán cũng không biết đó là vàng giả thì quan hệ dân sự đó có thể bị tòa án tuyên vô hiệu vì đối tượng không thể thực hiện được.Theo đó bên mua có quyền nhận lại tiền đồng thời tịch thu, tiêu hủy số vàng giả đó. Trong vụ việc này giấy viết tay là chứng cứ, không bắt buộc phải có người làm chứng. Bên mua có thể đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng nếu có thỏa thuận.
Theo Vietnamnet