Xét xử vụ án lừa đảo chiếm đọat tại Bắc Kạn: Chủ toạ phiên toà có đang “lạm quyền” làm trái pháp luật?

Google News

Ngay từ đầu khi phiên toà được mở lại, công đường đã "tăng nhiệt" bởi chủ toạ phiên toà Chu Đức Quế “không cho” luật sự Trần Quốc Toản tiếp tục với phần hỏi của mình.

Ngày 23/7, TAND tỉnh Bắc Kạn tiếp tục phiên toà xét xử sơ thẩm 3 bị cáo Nguyễn Song Lý (SN 1974, thường trú phường Tích Lương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Trần Thị Minh Hằng (SN 1968, trú tổ 2, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) và Lâm Văn Thông (SN 1962, tổ 16, phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Xet xu vu an lua dao chiem doat tai Bac Kan: Chu toa phien toa co dang “lam quyen” lam trai phap luat?
Phiên toà xét xử các bị cáo bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 


Chủ toạ phiên toà “tước” quyền bào chữa của luật sư?
Trước đó, vào chiều ngày 21/7, phiên toà đã phải tạm dừng khi trình chiếu xong bản ghi hình có âm thanh của bị cáo Trần Thị Minh Hằng, và được mở lại vào 8h sáng ngày 23/7.
Ngay từ đầu khi phiên toà được mở lại, công đường đã "tăng nhiệt" bởi chủ toạ phiên toà Chu Đức Quế “không cho” luật sự Trần Quốc Toản tiếp tục với phần hỏi của mình.
Đáp lại với quyết định của chủ toạ phiên toà, luật sư Trần Quốc Toản cho rằng: Để tiếp nói với phần hỏi dở dang vào chiều ngày 21/7 vừa qua.
Đồng thời, vụ án này có nhiều điểm cần được làm rõ, nên yêu cầu chủ toạ phiên toà chấp nhận để luật sư tiếp tục với phần hỏi của mình.
Xet xu vu an lua dao chiem doat tai Bac Kan: Chu toa phien toa co dang “lam quyen” lam trai phap luat?-Hinh-2
Hình ảnh luật sư Toản bị "xốc" nách ra ngoài. 


Tuy nhiên, những ý kiến trên đều không được chủ toạ phiên toà chấp nhận. Đỉnh điểm của sự việc được đẩy lên “cao trào” khi có sự tranh cãi “nảy lửa” giữa luật sư và chủ toạ phiên toà.
Cùng với đó, chủ toạ phiên toà yêu cầu lập biên bản và đồng thời, cho lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên toà áp giải luật sư Toản ra khỏi hội trường xét xử.
Về phía luật sự Trần Quốc Toàn cho rằng, chủ toạ phiên toà Chu Đức Quế đang làm trái với pháp luật, khi ngang nhiên “tước đi” quyền của luật sư được phép hỏi để làm rõ nhiều tình tiết còn “mập mờ” trong vụ án.
Đồng thời, luật sư Toản cũng cho nói rõ, bản thân chủ toạ phiên toà đang làm trái với quy định của pháp luật, khi quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 25/QĐXXHS - ST do thẩm phán Chu Đức Quế ký ban hành ngày 07/7, đang bị luật sư Trần Quốc Toản khiếu nại nhưng chưa được Chánh án TAND tỉnh ban hành QĐ giải quyết khiếu nại theo qui định tại khoản 2, Điều 477 Bộ luật tố tụng hình sự.
“Như thế là đúng quy định pháp luật hay không?” luật sư Toản đặt ra câu hỏi.
Ngoài ra, luật sư Toản nói: “Thẩm phán Chu Đức Quế còn tự cho mình quyền được cho ai hỏi thì người đó được hỏi, mà quên mất là quyền hỏi thuộc về luật sư theo qui định của BLTTHS.
Do đó, luật sư Trần Quốc Toản đã từ chối tuân theo sự điều khiển phiên tòa của chủ tọa Chu Đức Quế vì cho rằng không ai có quyền đứng trên cả luật pháp và ông không nhượng bộ sự vi phạm pháp luật của chủ tọa phiên toà”.
Bỏ qua tất cả, chủ toạ phiên toà vẫn tiếp tục cho phiên toà diễn ra sau khi luật sư Trần Quốc Toản đã được "bế" ra ngoài.
Theo quan sát của PV, không biết từ đâu mà xuất hiện tại trụ sở TAND tỉnh số lượng cảnh sát mặc thường phục và mặc quân phục lên đến gần 50 người cùng tham gia tiến vào khu vực của tòa án và phòng xử án để đẩy và xốc nách luật sư Toản đưa ra khỏi phòng xử án theo yêu cầu của chủ tọa Chu Đức Quế.
Bên cạnh đó, luật sư Đặng Xuân Cường, và luật sư An là luật sư bào chữa cho các bị cáo Lý, Hằng, Thông cũng từ chối tiếp tục phiên toà, khi cho rằng, chủ toạ phiên toà đang có dấu hiệu “lạm quyền” khi tước bỏ đi quyền bào chữa luật sư để bảo vệ thân chủ của mình.
Đồng thời, chủ toạ đang làm trái với những quy định của pháp luật, để bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật, luật sư Cường, luật sư An từ chối tham gia phiên toà trên.
Phiên toà tiếp diễn với tranh luận, VKS ND tỉnh Bắc Kạn cho rằng đã có đủ căn cứ để xác định các bị cáo Nguyễn Song Lý, Trần Thị Minh Hằng và Lâm Văn Thông phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo đó, VKS đề nghị mức án đối với các bị cáo cáo Nguyễn Song Lý từ 8-9 năm tù. Trần Thị Minh và Lâm Văn Thông 7-8 năm tù.
Trong phần tự bào chữa cho mình, tất cả các bị cáo đều cho rằng, bản thân không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bản cáo trạng truy tố của VKS hoàn toàn sai, các bị cáo bị oan.
Bị cáo Nguyễn Song Lý cho biết, vào chiều ngày 21/7, qua đối chiếu bản ghi hình có âm thanh thì nhận thấy, điều tra viên Trịnh Xuân Phương đã ghi thêm và sai lời khai của bị cáo Hằng như thế thì là tội gì?
Đáp lời lại bị cáo Lý, VKS cho biết: “Giữa văn nói và văn viết đôi khi có sự khác nhau”.
Xet xu vu an lua dao chiem doat tai Bac Kan: Chu toa phien toa co dang “lam quyen” lam trai phap luat?-Hinh-3
VKS cho biết: “Giữa văn nói và văn viết đôi khi có sự khác nhau”. 

Tiếp lời, VKS bị cáo Lý cho rằng, nếu có sự khác nhau giữa nói và viết thì chỉ khác nhau về những từ nối…Đằng này, sự khác nhau hoàn toàn về bản chất của sự việc, khi mà bị cáo không nhận tội, nói không am hiểu pháp luật, thì điều tra viên lại tự ghi vào là bị cáo nhận tội. “Như thế là có dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ”.
Tuy nhiên, trước những lập luận của bị cáo Lý, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
Tiếp theo để chứng minh những cáo buộc của VKS là sai, bị cáo Lý cho biết, cáo trạng cho rằng các bị cáo đã cấu kết, bàn bạc với nhau để mà cùng nhau là lừa đảo.
“Đây là cáo buộc hoàn toàn sai trái của VKS” bị cáo Lý nói. Giải thích về điều này, bị cáo Lý cho biết, bản thân các bị cáo không hề có sự bàn bạc, tính toán với nhau. Khi mà người nhà của chị Linh cho tìm và nhờ giúp đỡ nói giúp để xin việc cho Linh, và bản thân đã đi làm hơn 3 năm, có hợp đồng lao động. Vậy cớ làm sao, mà cho rằng các bị cáo lừa đảo Linh để chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Được nói lời sau cùng, các bị cáo đều cho rằng bản than bị oan sai, mong HĐXX có một phán quyết công minh, tránh làm oan người vô tội.
HĐXX sẽ tuyên án vào sáng ngày 24/7.
Có dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ vụ án?
Tại phiên tòa vào ngày 21/7, HĐXX đã đồng ý để luật sư hỏi và đối chất giữa 3 bị cáo Lý, Hằng và Thông với điều tra viên Trịnh Xuân Phương thuộc Công an tỉnh Bắc Kạn và Hà Anh Tuấn, Công an huyện Ngân Sơn.
Xet xu vu an lua dao chiem doat tai Bac Kan: Chu toa phien toa co dang “lam quyen” lam trai phap luat?-Hinh-4
Các bị cáo trong phiên xét xử ngày 23/7. 


Tuy nhiên, khi được luật sư hỏi thì điều tra viên Tuấn đều trả lời “tôi không nhớ” dù ông này là điều tra viên của vụ án.
Trước đó, bị cáo Lý đã cho HĐXX biết tại CQĐT huyện Ngân Sơn thì điều tra viên Tuấn đã “dụ cung” khi nói với Lý “đây là việc dân sự nên chị nhận tiền bao nhiêu trả cho họ là xong”.
Đồng thời, điều tra viên đưa tờ ghi lời khai ra cho đọc thấy tư cách là bị đơn và đối với bị cáo Hằng cũng áp dụng tương tự.
Sau khi ghi lời khai của Lý và Hằng xong thì điều tra Tuấn đã đọc lại cho họ nghe rồi đưa lại và hướng dẫn ký vào biên bản.
“Còn việc họ có tự đọc lại biên bản ghi lời khai hay không là do họ và điều tra viên không yêu cầu hay hướng dẫn đọc lại” – điều tra viên Tuấn trả lời HĐXX.
Điểm đáng chú ý tại phiên tòa vào chiều ngày 21/7, khi HĐXX cho trình chiếu ghi hình có âm thanh buổi ghi lời khai của điều tra viên Trịnh Xuân Phương với Trần Thị Minh Hằng ngày 22/7/2019, để đối chiếu tính chính xác của bản ghi lời khai.
“Qua đối chiếu bản ghi hình có âm thanh thì nhận thấy, điều tra viên Trịnh Xuân Phương đã ghi thêm và sai lời khai của bị cáo Hằng và có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ, buộc tội các bị can”- luật sư Toản trình bày.
Cụ thể, tại buổi hỏi cung bà Hằng trả lời điều tra viên “tôi không hiểu biết pháp luật mong được xem xét vì tôi không lừa đảo ai mà nay nói thế thì to tát quá...” Tuy nhiên điều tra viên lại ghi: “Tôi biết là sai và vi phạm pháp luật...”.
Đặc biệt là chính kiểm sát viên Dương Thị Dư là người được phân công thực hành quyền công tố và giám sát việc tuân theo pháp luật có mặt tại buổi hỏi ghi lời khai này cũng cùng ký xác nhận trên biên bản với điều tra Phương.
Sau khi lắng nghe và trực tiếp xem lại băng ghi hình, HĐXX thừa nhận có sự khác biệt giữa lời khai của bị cáo Hằng với bản ghi lời khai do điều tra viên ghi.
Do đó, luật sư đã đề nghị HĐXX đánh giá việc ghi thêm lời khai của điều tra viên và ghi sai hoàn toàn nội dung trả lời của đương sự là có dấu hiệu của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Đồng thời, đề nghị HĐXX khởi tố vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đối với điều tra viên và kiểm sát viên khi cùng đồng tình việc ghi thêm và ghi sai biên bản ghi lời khai những lời nói của đương sự ngày 22/7/2019 với mục đích buộc tội.
Sau khi lắng nghe trình bày của các bên, nhận thấy vụ án còn nhiều điểm phải làm rõ, HĐXX cho tạm dừng phiên tòa đến 8 giờ sáng ngày 23/7/2020, sẽ tiến hành tiếp tục xét xử.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục đưa tin về diễn biến phiên toà trên.
Theo Duy Khương/ Pháp Luật Plus