Các thực phẩm tốt cho tim mạch
Nên ăn nhiều rau củ quả tươi giàu chất xơ và kali như cần tây, rau đay, rau đắng, rau má, khổ qua, cà chua, cà tím, hoa lý, dưa chuột, cải soong, hành, tỏi, mộc nhĩ, khoai lang, khoai mỡ, nấm hương, các loại... trái cây như bơ dâu tây, nho, táo, ngũ cốc nguyên cám... Chất xơ có tác dụng giảm cholesterol huyết. Kali có vai trò hoạt động bình thường cơ tim.
Nên ăn chất đạm có trong đậu đỏ, đậu xanh, hà lan, đậu nành, cá hồi, cá, tôm cua cá nhỏ...
|
Ảnh minh họa. |
Nên ăn chất béo, giàu Omega-3 trong mè, đậu nành, lạc, ngô, ô liêu, mỡ cá... Omega-3 là chất có vai trò điều hòa
huyết áp, chống máu đông.
- Nếu tâm thống, người nóng, khó ngủ "tâm huyết nhiệt" nên ăn nhiều vị mát bổ tâm huyết gồm: Món trai đồng nấu canh lá dâu non; mồng tơi lá tím luộc hoặc nấu canh; giá đậu xào hẹ; rau nhút nấu canh xương heo; ba ba tiềm tơ hồng; giá đậu xanh xào hẹ; rau diếp sốt cà chua; gỏi ngó sen với thịt vịt; trái cây tươi; uống nước lạc tiên, tâm sen, thảo quyết minh, nhân trần, atiso...
- Nếu tâm thống sợ lạnh, sợ nước "tâm hàn thống" nên ăn vị ôn bổ tâm huyết gồm: Món bí đỏ hầm đậu phụng; món chè hạt sen long nhãn táo đỏ; hoa lý xào tim heo; hạt sen hầm bao tử heo; tim heo tiềm với liên nhục táo đỏ... món khác chế biến từ tim, cật heo, dê, bò... các loại rau thơm như húng quế, cải soong, lá lốt, hành, hẹ, kiệu, rau mùi, thì là, rau ngổ, tần ô, gừng, nghệ, riềng...
- Tạng "tâm hàn" hay "tâm nhiệt" trách ở tạng can, chữa "tâm nhiệt" nên ăn vị mát can, chữa "tâm hàn" nên ăn vị ôn can huyết.
Những thực phẩm không nên ăn
- Phòng trị tim mạch cần ăn kiêng, ăn giảm mỡ động vật, giảm ăn mặn, cà phê, thuốc lá, thuốc lào rượu, bia...
- Nếu "tâm huyết nhiệt" nên hạn chế vị cay nóng như tiêu, ớt, cà phê, trà đậm...
- Nếu "tâm huyết hàn" cần kiêng thức ăn lạnh như nước đá, cam, dừa, cà, măng, ốc, hến, cá tanh... các loại rau củ quả nên ăn luộc xào cho thêm gia vị cay ấm như gừng, tiêu, tỏi, ớt khử bớt tính lạnh.
Lương y Nguyễn Minh (Trung tâm Y tế Vietsopetrov)