Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban

Google News

(Kiến Thức) - Sốt xuất huyết và sốt phát ban giống nhau về triệu chứng nhưng sốt xuất huyết nếu nhẹ thì ít phát ban nặng thì gây sốc hoặc xuất huyết qua da. 

 Ảnh minh họa.
Chúng ta có thể tự phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có chấm đỏ, nếu thấy chấm đỏ đó mất là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là sốt xuất huyết hoặc khi ấn tay vào vùng sát xương, rồi bỏ tay ra, nếu thời gian da hồng trở lại trên 2 giây. Đối với trẻ nhỏ, khi sốt xuất huyết trẻ sốt lên cao liên tục từ 2 - 7 ngày và hay đau bụng vùng gan, chân tay lạnh.
Thông thường người bị sốt xuất huyết cứ thấy sốt là phải uống thuốc liên tục để mong ngừng sốt, nhưng đây là sai lầm mà khiến bệnh dễ gây biến chứng, hoặc khiến bệnh nặng hơn. 
Thực tế, sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể. Virus gây bệnh đã kích thích cơ thể gây sốt nhưng chính những cơn sốt như thế có tác dụng khống chế virus, làm virus không phát triển. Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mất dịch như sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, thậm chí có người nôn, sợ không dám ăn. Lúc này, nhiều người thường nghĩ đến truyền dịch nhưng điều này là không nên. Bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nên nếu truyền dịch người bệnh hay bị sốc. 
Vì thế, giải pháp tốt nhất là nếu người bệnh còn ăn uống được thì bù bằng nước hoa quả, nước thường, nước rau, oresol... Trường hợp không ăn uống được, nôn và muốn truyền dịch phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay có pha vitamin vì rất hay bị sốc. Còn việc dùng thuốc, thì khi sốt cao hãy dùng, nhưng theo liều lượng của bác sĩ và phải cách 4 - 5 giờ mới được dùng lại thuốc. 
TS Lê Thị Thanh Nhạn (Bệnh viện Tuệ Tĩnh)