|
Ảnh minh họa. |
Vị trí đốt thường ở cổ chân, cẳng chân, quanh thắt lưng, mông, ít gặp ở cẳng tay, mặt. Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muỗi đốt, đường kính 2 - 3mm hoặc 1 - 2cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy màu nâu.
Sau 3 - 4 ngày lặn để lại vết sẫm màu, khỏi, một số gãi ra nhiễm khuẩn có mủ, trợt loét một số lâu ngày thành sẩn cục cộm cứng, trung tâm sẩn cục có khi do gãi chợt da màu đỏ có vảy máu. Trên một bệnh nhân tổn thương có thể có nhiều giai đoạn do bị đốt nhiều lần.
Về điều trị, nếu sẩn tịt ban đầu thì nặn nhẹ ra máu, chấm cồn iốt 1%, dầu cao sao vàng, xát lá ngải cứu, tránh gãi nhiễm khuẩn.
Phòng bệnh bằng cách tổng vệ sinh dọn dẹp nhà ở, doanh trại, diệt chuột, giặt và phơi nắng quần áo, chăn chiếu. Bôi thuốc chống côn trùng đốt, mặc quần áo dài tay, chít ống tránh côn trùng đốt.
ThS Vũ Văn Tiến (Bệnh viện 103)