5 bộ phận của con lợn giàu dinh dưỡng nhưng là "ổ chứa" ký sinh trùng, khi ăn hết sức cẩn thận kẻo hại sức khoẻ

Google News

Dù chế biến được nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, song 5 bộ phận dưới đây của con lợn lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, người dân cần hết sức chú ý khi sử dụng.

Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, từ lâu, thịt lợn đã trở thành nguyên liệu quen thuộc, góp mặt trong hầu hết bữa cơm gia đình người Việt. Thế nhưng, không phải bộ phận nào của lợn cũng đều tốt cho sức khỏe. Có những phần giàu dinh dưỡng, được khuyến khích sử dụng, nhưng cũng có những bộ phận tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu không biết cách chế biến và ăn đúng cách. Dưới đây là 5 bộ phận lợn thường được ưa chuộng, nhưng đồng thời cũng là những "cái bẫy sức khỏe" nếu không cẩn trọng.

Một số bộ phận của lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Ruột lợn

Ruột lợn là một trong những bộ phận ít được người bán tiêu thụ vì có mùi tanh và không dễ chế biến. Tuy nhiên, đối với một số người tiêu dùng, ruột lợn lại là món ăn đặc biệt, được chế biến thành nhiều món ngon như: lòng xào, lòng nướng, hoặc làm nhân cho bánh mì,... Ruột lợn có kết cấu giòn, dai, dễ thấm gia vị nên khi chế biến đúng cách, nó trở thành món ăn ngon miệng.

Dẫy vậy, ruột lợn là bộ phận tiêu hóa, chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và tạp chất. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, các vi sinh vật gây bệnh như: E. coli, Salmonella hoặc trứng giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể. Quá trình tiêu thụ lòng chưa chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh có thể gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và thậm chí nhiễm ký sinh trùng.

Đặc biệt, nếu ruột không được chế biến kỹ, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây ra các bệnh như sán dây hay nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy, khi mua và chế biến ruột lợn, người tiêu dùng cần chú ý làm sạch và nấu chín hoàn toàn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ruột lợn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và tạp chất. (Ảnh minh họa).

Tiết lợn

Tiết lợn là món ăn đặc trưng trong các món lẩu, canh hay xào, được nhiều người ưa chuộng nhờ vào vị béo và độ giòn đặc biệt. Tiết chứa nhiều protein, sắt, tốt cho máu và giúp cơ thể hồi phục nhanh sau mệt mỏi.

Tuy nhiên, tiết lợn là nơi chứa lượng lớn máu cùng với chất thải, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đặc biệt khi chế biến không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn như Salmonella, liên cầu khuẩn Streptococcus suis trong tiết sống có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, bao gồm viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, nếu tiết lợn không được nấu chín kỹ, các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể vẫn tồn tại và gây hại cho người ăn. Vì vậy, khi sử dụng tiết lợn, người tiêu dùng cần phải chế biến ở nhiệt độ cao, đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến và tiêu thụ.

Óc lợn

Óc lợn mềm mịn, béo ngậy, thường được nấu cháo hoặc chưng cách thủy, phù hợp cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi bổ sung DHA, protein cùng canxi, giúp phát triển trí não cũng như cải thiện sức khỏe xương.

Mặc dù giàu dinh dưỡng, óc lợn chứa lượng cholesterol rất cao, khoảng 2500mg/100g - vượt xa nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Việc tiêu thụ óc lợn thường xuyên dễ dẫn đến nguy cơ mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch, đặc biệt ở người lớn tuổi hay người có tiền sử bệnh tim.

Ngoài ra, nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách, óc lợn có thể nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Các bệnh như: bệnh dịch tả lợn, lở mồm long móng có thể tồn tại trong óc lợn nếu động vật không được kiểm soát sức khỏe trước khi giết mổ.

Để tận dụng giá trị dinh dưỡng của óc lợn mà không gây hại sức khỏe, chỉ nên ăn óc lợn với tần suất vừa phải, khoảng 1-2 lần/tháng. Kết hợp óc lợn với rau xanh và thực phẩm ít cholesterol sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo dinh dưỡng cân đối.

Hạn chế sử dụng óc lợn cho người có bị mỡ máu và bệnh tim mạch. (Ảnh minh họa).

Gan lợn 

Gan lợn là bộ phận rất bổ dưỡng, giàu vitamin A, B12 cùng các khoáng chất như sắt, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe. Mặc dù vậy, gan lợn là cơ quan thải độc của cơ thể, không chỉ dễ tích tụ kim loại nặng như: cadmium, chì hay thủy ngân, mà còn có thể dư lượng hóa chất hoặc thuốc tăng trưởng. Các chất này tích tụ trong gan lợn khi động vật ăn phải thức ăn chứa các chất độc hại. 

Hơn nữa, gan lợn còn là nơi tập trung các chất chuyển hóa của cơ thể lợn, bao gồm cả các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nếu gan không được chế biến đúng cách, các mầm bệnh này có thể gây nhiễm trùng cho người  ăn, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến gan, thận và hệ thần kinh.

Gan là cơ quan thải độc của cơ thể, dễ tích tụ kim loại nặng. (Ảnh minh họa).

Thận (cật) lợn

Thận lợn (hay còn gọi là cật lợn) là món ăn được ưa chuộng ở nhiều vùng miền, đặc biệt là trong các món nướng, xào hay lẩu. Thận lợn là một nguồn cung cấp protein, vitamin cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng bổ thận, cải thiện chức năng thận và hệ tiết niệu.

Tuy nhiên, thận lợn cũng là bộ phận dễ chứa các độc tố và hóa chất, vì đây là nơi lọc thải các chất độc ra khỏi cơ thể của lợn, có thể chứa dư lượng ure, creatinine hoặc các chất thải khác. Nếu thận không được làm sạch kỹ, việc tiêu thụ có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người có bệnh thận hoặc hệ tiêu hóa yếu.

Chưa kể, các chất độc hại có thể tồn tại trong thận lợn, nếu động vật không được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn hay không được kiểm tra kỹ càng trước khi giết mổ. Các bệnh như: viêm thận, sỏi thận,... cũng có thể truyền từ lợn sang người qua việc tiêu thụ thận lợn không sạch. Vì vậy, người tiêu dùng cần chú ý đến nguồn gốc, chất lượng của thận lợn cũng như chế biến kỹ để đảm bảo an toàn.

AN THANH