1. Từ bỏ quá dễ dàng
Nhiều người cho phép mình dễ dàng bị đánh bại. Họ có thể cố gắng nấu một bữa ăn nhưng sẽ bỏ cuộc nếu chỉ mắc một sai sót dù nhỏ nhất hoặc từ bỏ các mục tiêu về sức khỏe, thể lực khi không thấy kết quả có thể đo lường được sau một thời gian ngắn.
Nhớ rằng, bất cứ điều gì đáng giá đều cần có kỷ luật, sự cống hiến và kiên trì. Điều này đòi hỏi sự theo đuổi và nỗ lực cá nhân cũng như học vấn và các mối quan hệ.
Nếu điều gì đó thực sự quan trọng với bạn, hãy tiếp tục cố gắng cho đến khi bạn thấy sự thay đổi thực sự xảy ra.
2. Tránh rủi ro bằng mọi cách
Nhiều người sợ rủi ro đến mức họ thà tiếp tục chèo thuyền ở chỗ cạn còn hơn là mạo hiểm với cảm giác thử ra vùng nước sâu hơn. Đây thường là những người khăng khăng yêu cầu người khác thay đổi cách làm của họ để khiến bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Họ từ chối phát triển các kỹ năng để cố gắng “giữ an toàn” bằng mọi cách.
Nếu một người không chấp nhận dù chỉ là một chút mạo hiểm, họ sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Những người thích ở trong cái kén ấm cúng của sự chắc chắn có thể vẫn cảm thấy thoải mái vì họ không bao giờ phải đối mặt với bất cứ điều gì bất ngờ nhưng họ sẽ bị trì trệ trong chính cái kén đó.
3. Sống vượt quá khả năng của mình
Tất cả chúng ta đều muốn có những thứ tốt đẹp. Một số người cảm thấy bị áp lực rằng mình phải chi ra nhiều tiền hơn những gì mình có để trông thời thượng nhất, không thua kém ai.
Nhưng sở hữu một chiếc túi hàng hiệu có quan trọng hơn việc trả tiền thuê nhà đúng hạn không? Bạn có thể tự thưởng cho bản thân món đồ nào đó đắt đỏ nhưng hãy luôn nhớ một điều: Sống trong khả năng của mình.
4. Không có quỹ khẩn cấp
Bạn có phải là người đang sống trong khả năng của mình nhưng lại không thường xuyên dành ra một khoản thu nhập nhất định để phòng trường hợp bất ngờ xảy ra?
Cuộc sống thường ném chúng ta vào những tình huống khó khăn và nếu không có sự chuẩn bị trước về tiền bạc, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần khi đối mặt với những vấn đề ngoài dự kiến này.
5. Bỏ bê sức khỏe của bản thân
Ai cũng biết tầm quan trọng của sức khoẻ nhưng không phải ai cũng chăm sóc sức khoẻ của mình thật tốt. Đặc biệt là khi còn trẻ, chúng ta dễ chủ quan cho rằng mình sẽ không sao, dù ăn uống không lành mạnh hay ngủ không đủ giấc cũng không thấy ảnh hưởng nào đáng kể.
Tuy nhiên, việc phát ra bên ngoài chỉ là vấn đề về thời gian. Đừng để đến lúc nằm trên giường mệnh mới trách mình vì đã không chăm sóc bản thân tốt hơn khi có cơ hội.
6. Tránh cảm giác khó chịu
Rất nhiều người làm mọi thứ có thể để tránh cảm giác khó chịu. Điều này có thể giúp bạn không phải đối mặt với những cảm xúc khó chịu như lo lắng, bối rối hoặc lúng túng, nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc bỏ lỡ một số cơ hội tuyệt vời.
Hơn nữa, những người luôn chủ động né tránh sự khó chịu thường cảm thấy ghen tị và bực bội khi thấy ai đó có được cơ hội mà mình không có. Họ không biết rằng những người kia có được điều này là bởi họ chấp nhận cảm giác không thoải mái.
7. Đi theo số đông thay vì theo trực giác/bản năng của chính mình
Đã bao nhiêu lần bạn rơi vào tình huống biết mình có điều gì đó không ổn nhưng lại không muốn đi ngược lại đám đông vì sợ bị chế giễu hoặc tẩy chay? Đó có thể liên quan đến khuynh hướng chính trị, xu hướng sức khỏe, đầu tư hoặc bất kỳ thứ gì khác…
8. Không suy ngẫm để phát triển cá nhân
Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của việc nhìn lại bản thân để đánh giá lại các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Họ thích duy trì hiện trạng vì nó thoải mái và quen thuộc, không muốn cuộc sống của mình bị lung lay bởi bất kỳ thay đổi nào. Nhớ rằng, nếu không thay đổi, chúng ta không thể phát triển.
9. Trì hoãn
Sự trì hoãn gây ra những vấn đề lớn mà bạn lẽ ra có thể tránh được nếu hành động sớm.
Ví dụ: Việc bỏ dở công việc sẽ gây ra căng thẳng và lo lắng dữ dội, ảnh hưởng đến hiệu suất. Nếu bạn hoàn thành công việc sớm, bạn sẽ không phải vật lộn vào phút cuối.
Tương tự, việc trì hoãn còn có thể tạo ra tình trạng tồn đọng. Bát đĩa bẩn sẽ tích tụ và bốc mùi hôi trong nhà bếp, đồ giặt có thể xuất hiện khắp nơi, khiến bạn cảm thấy chán nản và ngập ngụa.
NGUYỄN HƯỜNG