Đặc sản nổi tiếng chế biến được nhiều món "đưa cơm" nhưng có người đại kỵ, đây là lý do!

Google News

Ăn măng có tốt cho sức khỏe không và những ai không nên sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về loại thực phẩm "đưa cơm" này!

Măng là các cây non mọc lên khỏi mặt đất của các loài tre. Măng được sử dụng làm thực phẩm ở nhiều nước châu Á và được bán dưới nhiều hình thức như măng khô, măng tươi và măng đóng hộp... Măng là một món ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn và được chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng. 

1. Những hiểu nhầm về măng

Măng có nhiều chất xơ, ít calo, giàu chất dinh dưỡng. Bác sĩ thận Jiang Shoushan người Đài Loan cho biết trong chương trình "Cuộc sống khỏe mạnh", măng có hàm lượng kali cao và ít natri, ăn chúng điều độ có thể giúp hạ huyết áp. Đặc biệt, cấu trúc dinh dưỡng của măng tương tự như táo và có chứa một lượng nhỏ selen kim loại. Selenium là một nguyên tố kim loại chống ung thư quan trọng có thể làm giảm nguy cơ mắc hơn 30 loại bệnh ung thư. Đây cũng là một chất dinh dưỡng hiếm có trong các loại rau ăn lá. Do đó, tin đồn ăn măng ung thư là sai sự thật. 

Măng chế biến được nhiều món ngon. (Ảnh minh họa).

Nhiều người hiểu nhầm về măng, cho rằng loại thực phẩm này ăn vào có thể gây sỏi đường tiết niệu. Tuy nhiên, tác nhân có thể gây sỏi, axit oxalic rất dễ bị hòa tan trong nước. Trong khi đó, măng hầu hết được ngâm trong nước sau khi thu hoạch và cũng được ngâm trong nước khi nấu, do đó nguy cơ gây sỏi không cao. Bác sĩ Jiang cho rằng khả năng mắc sỏi đường tiết niệu do ăn măng đối với người bình thường là khá thấp. 

Nhiều người cho rằng bị thận tuyệt đối nên tránh ăn măng. Bác sĩ cho rằng điều này có cơ sở. Ông giải thích rằng, vì măng là thực phẩm có hàm lượng kali cao nên bệnh nhân mắc bệnh thận nặng không thể chuyển hóa ion kali và bệnh nhân chạy thận giai đoạn 5 không thể loại bỏ hoàn toàn ion kali trong quá trình lọc máu. Vì vậy, phải tránh các thực phẩm có hàm lượng kali cao, trong đó có măng. Ông nói thêm rằng, tăng kali máu có thể dễ dàng dẫn đến tê liệt tim và cực kỳ nguy hiểm, do tăng kali máu có thể gây ra các bất thường về điện giải, gây rắc rối trong quá trình điều trị, cấp cứu... 

2. Những lợi ich khi ăn măng 

Măng là nguồn cung cấp protein, carbohydrate, chất xơ và khoáng chất. Măng rất ít chất béo và đường nên là món ăn nhẹ lý tưởng cho người tiểu đường. Sự hiện diện của chất xơ với số lượng lớn được gọi là chất dinh dưỡng giúp giải quyết các vấn đề về đường ruột.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lượng lớn chất chống oxy hóa, với các hợp chất phenolic trong măng giúp chống lại các gốc tự do và thể hiện các đặc tính chống ung thư, kháng sinh và chống virus. Bạn có thể dùng măng trong chế độ ăn hàng ngày để tận dụng lợi ích của vitamin A , vitamin E, vitamin B6, thiamin, riboflavin, canxi, magiê, kali, phốt pho, đồng, kẽm, mangan và các khoáng chất thiết yếu khác. 

Măng tươi. (Ảnh minh họa).

Măng giúp chăm sóc tim mạch, do chứa nhiều phytosterol và phytonutrient, giúp làm thông các động mạch bị tắc và hòa tan cholesterol xấu hoặc LDL.

Măng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, là thuốc giải độc khi bị rắn, bò cạp... cắn. Nhiều loại vitamin và hợp chất khác có trong măng giúp tăng cường phổi và cải thiện chức năng của phổi. Các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của măng làm cho nó trở thành một phương thuốc mạnh mẽ để trẻ hóa cơ thể và tăng trưởng tế bào.

THÙY LINH