Điều ngu ngốc nhất trong sự nghiệp là rơi vào 4 cái bẫy này ở nơi công sở

Google News

Đôi khi, những gì bạn tưởng đang diễn ra suôn sẻ lại tiềm ẩn những khủng hoảng đằng sau. Khi có thể chủ động tránh rơi vào 4 bẫy này nơi công sở, công việc của bạn sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nhiều.

Có một người đàn ông đang chạy nhanh trên con đường bằng phẳng. Người anh đầm đìa mồ hôi, không dám dừng lại dù chỉ một giây, chỉ muốn làm sao để chạy thật nhanh về đích.

Mọi người xung quanh đang cổ vũ và vỗ tay cho anh. Thế nhưng, đúng lúc anh nhảy cẫng lên sung sướng vì sắp đến đích thì anh đã bất ngờ rơi xuống hố. Lúc này, tiếng vỗ tay của những người xung quanh biến thành sự chế giễu tàn nhẫn. Thì ra dưới con đường tưởng chừng bằng phẳng này có một cái bẫy chỉ anh là không biết.

Chúng ta ở nơi làm việc cũng sẽ có những trải nghiệm tương tự. Đôi khi, những gì bạn tưởng đang diễn ra suôn sẻ lại tiềm ẩn những khủng hoảng đằng sau. 

Nhà văn Mark Twain đã nói: "Điều khiến ta gặp rắc rối không phải là điều ta không biết, mà chính là điều ta nghĩ mình biết nhưng hóa ra lại không đúng."

Bằng cách tránh rơi vào 4 cái bẫy dưới đây, công việc của bạn sẽ trở nên nhiều phần suôn sẻ. 

1. Không chủ động trong công việc 

Bẫy việc làm bán thời gian là gì?

Bạn có phải là người luôn nghĩ rằng, sếp trả cho bạn bao nhiêu thì bạn sẽ làm việc chăm chỉ bấy nhiêu, nếu không trả thêm tiền thì sẽ chỉ ngồi chơi? Nếu bạn làm việc nhiều hơn một chút, bạn cảm thấy như mình bị lỗ; nếu bạn kiếm được ít tiền hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy bực bội? 

Suy nghĩ này nghe có vẻ hợp lý nhưng thực tế lại rất thiển cận. Bởi khi bạn làm việc với tâm lý làm việc cho người khác, thực chất là bạn đang giam cầm sự phát triển của chính mình.

Nhiều người có thói quen xem làm việc chăm chỉ chính là chịu lỗ, được nhận lương mà rảnh rỗi mới là lợi nhất. Họ tưởng mình thông minh nhưng thực ra lại là những người ngu ngốc nhất. Vì quen lãng phí thời gian nên họ không thể đạt được mức lương như mong muốn cũng như không thể nâng cao năng lực của bản thân.

Những người thực sự thông minh biết cách cải thiện bản thân trong công việc và phấn đấu đạt được sự trọn vẹn trong mọi việc họ làm. Họ sẽ không bị mù quáng bởi những lợi nhuận nhỏ nhặt trước mắt mà chú ý hơn đến sự phát triển lâu dài. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể vượt qua khả năng của chính mình và mở ra bước ngoặt kép trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

2. "Bẫy gian khổ"

Kazuo Inamori nói: “Hầu hết mọi người hiểu hời hợt về ý nghĩa của khó khăn. Chịu đựng khó khăn không phải là khả năng chịu đựng nghèo đói mà là khả năng tập trung lâu dài vào một mục tiêu nào đó. Bản chất của nó là sự tự chủ, kiên trì và khả năng suy nghĩ sâu sắc. "

Đáng tiếc là có nhiều người không hiểu rõ sự thật này và rơi vào “bẫy gian khổ”, chỉ biết làm việc một cách mù quáng mà không nghĩ đến việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao kỹ năng của mình. Họ làm đi làm lại những công việc bận rộn, không nghĩ cách cải tiến hay bất kỳ bước phát triển nào, cuối cùng mắc kẹt trong "nhà tù của nghèo đói" ngay cả khi kiệt sức vì làm việc. 

Muốn thực sự thay đổi vận mệnh của mình, bạn cần có đủ kiên nhẫn để học tập và chịu đựng sự cô đơn, cám dỗ. Chỉ khi chủ động cải tiến và thay đổi, kiên quyết từ bỏ những nỗ lực kém hiệu quả thì những khả năng mới mới xuất hiện trong tương lai.

3. Nhầm nền tảng là khả năng 

Một người dẫn chương trình từng nói: “Nếu một con chó xuất hiện trên TV mỗi ngày, nó có thể trở thành một con chó nổi tiếng. Nhưng sau khi rời khỏi sân khấu, chẳng bao lâu nữa nó sẽ trở về là chú chó như xưa."

Trên thực tế, nhiều khi điều người khác ngưỡng mộ không phải bản thân bạn mà là nền tảng đằng sau bạn. Có người nói rằng: “Nếu bạn có của cải, người khác chỉ tôn thờ của cải của bạn chứ không phải bạn. Nếu bạn có quyền lực, người khác chỉ tôn thờ quyền lực của bạn chứ không phải bạn. Khi tất cả những thứ này hết hạn sử dụng, bạn sẽ thấy thế giới đầy rẫy rắc rối."

Sự ngu ngốc lớn nhất của con người là nhầm lẫn hào quang với khả năng. Những người thông minh hiểu rằng những gì họ có và những gì nền tảng mang lại là khác nhau. Vì vậy, đừng lúc nào cũng lợi dụng nền tảng để tỏ ra vượt trội. Khi bạn rời bỏ vị trí của mình mà vẫn có thể chiếm một vị trí trong xã hội bằng chính sức lực của bản thân, đó mới là khả năng thực sự.

4. Mặc định coi đồng nghiệp như tri kỷ 

Người ta vẫn nói rằng, bạn bè thời tiểu học là tình bạn hồn nhiên và luôn chân thành. Bạn bè thời cấp hai chỉ là bạn cùng lớp và có cùng niềm đam mê chiến đấu. Bạn bè thời đại học chỉ là người quen bình thường. Khi họ bước qua ngưỡng cửa của xã hội, giữa họ có quá nhiều lợi ích, toan tính và cuối cùng chỉ còn lại sự tàn nhẫn.

Tình bạn của người lớn đều có khoảng cách. Điều ngu ngốc nhất là coi đồng nghiệp như bạn bè và cố gắng dùng sự chân thành đổi lấy sự chân thành.

Nơi làm việc của bạn chính là một xã hội thu nhỏ với đủ những điều tốt và xấu. Khi bạn đánh giá quá cao mối quan hệ giữa bản thân và đồng nghiệp, bạn sẽ dễ bị tổn thương. Sự chân thành ngay thơ của bạn có thể trở thành thứ để người khác lợi dụng. 

Tâm hại người thì không nhưng tâm phòng người nhất định nên có. Dù thế nào đi nữa, cũng đừng dễ dàng coi đồng nghiệp của bạn là bạn tâm giao. Nếu luôn quá ngây thơ, cuối cùng bạn sẽ phải chịu thiệt thòi.

Trở thành một người thông minh ở nơi làm việc không có nghĩa là lén lút và tâng bốc người khác. Hãy biết thoát khỏi cạm bẫy công việc đúng lúc. Chỉ bằng cách chủ động trong công việc, không coi nền tảng của mình là khả năng, không mặc định đồng nghiệp như bạn tâm giao và tập trung toàn bộ sức lực vào việc cải thiện bản thân, bạn mới có thể mở ra tương lai đầy hứa hẹn. 

BẢO ANH.