Sử dụng nội thất tiện nghi nhưng vẫn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Google News

Xu hướng sử dụng nội thất làm từ ván công nghiệp đang trở nên ngày càng phổ biến. Nhiều người tin rằng việc sử dụng nội thất từ gỗ công nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí so với sử dụng nội thất từ gỗ tự nhiên, mà còn giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong thời điểm hiện tại, khi việc chặt phá và đốn hạ nguồn tài nguyên thiên nhiên diễn ra ngày càng gia tăng, nội thất làm từ gỗ công nghiệp trở thành một lựa chọn hợp lý để giảm thiểu áp lực đặt lên môi trường.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) trình bày tham luận Lan toả lối sống xanh vào kiến trúc nội thất tại hội thảo Sử dụng vật liệu nội thất bền vững và an toàn - Ảnh: Q.Đ

Lựa chọn nhỏ, thay đổi môi trường bền vững

Sau một thời gian dày công làm việc, chị Nguyễn Hương Lan (33 tuổi, Quận Gò Vấp, TPHCM) đã thành công trong việc mua được một căn nhà nhỏ ưng ý. Tuy nhiên, trước khi có thể chuyển vào sống, chị Hương Lan phải tiến hành sửa chữa lại ngôi nhà và thay đổi hoàn toàn nội thất bên trong.

Với tình yêu thiên nhiên sâu sắc và ưu thích nơi ở với nội thất đơn giản nhưng vẫn đáp ứng các tiện ích cần thiết, chị Hương Lan đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về các trang thiết bị nội thất.

Chị Lan chia sẻ rằng, khi bắt đầu thi công căn nhà, bố mẹ từ Huế đến thăm con ở TPHCM và đóng góp ý kiến để ngôi nhà trở nên hoàn thiện hơn. Mặc dù căn nhà chỉ có diện tích 30m2, 2 tầng, nhưng bố mẹ chị Hương lại ưa chuộng kiểu dáng cổ điển và sử dụng gỗ tự nhiên vì họ tin rằng đó mới là vật liệu bền bỉ theo thời gian.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của một người trẻ yêu thiên nhiên, chị Hương cho rằng việc tận dụng gỗ công nghiệp không chỉ giúp bảo vệ rừng nguyên sinh mà còn giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường.

Còn anh Phạm Văn Dũng (TP Thủ Đức, TPHCM), một người trẻ đam mê trang trí nội thất, khi sở hữu căn nhà đầu tiên đã dành rất nhiều thời gian đi tìm các mẫu nội thất phù hợp với sở thích cá nhân.

"Tôi từ nhỏ rất thích những căn nhà có nội thất gỗ. Nhưng khi trưởng thành, tôi nhận thấy việc sử dụng ván gỗ công nghiệp cũng rất tốt, nhưng phải lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi vì hiện nay trên mạng bán rất nhiều đồ từ ván công nghiệp nhưng chất lượng thường kém, không đáp ứng được độ bền và chịu lực", anh Dũng chia sẻ.

Thông tư 04 giúp ngành gỗ công nghiệp củng cố niềm tin cho khách hàng

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp gỗ tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể với nhiều cải tiến về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề về hàng không đạt tiêu chuẩn và chất lượng vẫn là thách thức lớn đối với những doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Hiện nay, tại Việt Nam, có không ít công ty đang tập trung vào việc nâng cao quy chuẩn sản phẩm ngay từ quy trình sản xuất để tạo niềm tin cho khách hàng. Đơn cử,  Đơn cử KES - thương hiệu chuyên cung cấp ván gỗ uy tín tại Việt Nam đã chủ động đề ra ba tiêu chuẩn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng gỗ công nghiệp.

Tiêu chuẩn đầu tiên là phát thải Formaldehyde - Formaldehyde Emisssion. Theo đó, formaldehyde là hợp chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Nồng độ phát thải Formaldehyde cho biết hàm lượng hợp chất hữu cơ này trong ván để xếp loại độ an toàn đối với sức khỏe con người. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng cũng như quyết định giá thành của tấm ván.

Tiêu chuẩn thứ hai là tỷ trọng ván – Density, mật độ hay tỷ trọng ván được định nghĩa là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu, cả hai được đo ở cùng điều kiện độ ẩm. Độ bền tấm ván sẽ tăng khi mật độ/tỷ trọng ván tăng. Khi tiến hành đo tỷ trọng ván, cần xác định độ ẩm trong các bước đo khối lượng và thể tích ván. Hiểu rõ về tính chất của từng loại ván sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quyết định lựa chọn nguyên liệu sản xuất đồ nội thất.

Tiêu chuẩn thứ ba là độ trương nở theo chiều dày sau 24 giờ ngâm nước – Thickness Swelling 24h. Thuộc tính của ván gỗ là khả năng hút ẩm. Độ trương nở theo chiều dày của một tấm ván gỗ công nghiệp được đo bằng cách ngâm tấm ván trong nước sau 24 giờ và ghi nhận các chỉ số. Độ trương nở có lẽ là nhân tố quan trọng nhất khi xem xét tới các yếu tố liên quan đến độ ẩm. Một tấm ván có độ bền cao thì sẽ có độ trương nở thấp và hàm lượng keo trong tấm ván cao. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, việc hấp sơ bộ nguyên liệu gỗ cũng là một cách hạn chế độ trương nở của tấm ván.

Khách hàng tham quan khu trưng bày ván gỗ công nghiệp KES tại một siêu thị nội thất Hoa Kỳ

Từ ngày 1/1/2024, Thông tư 04/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa theo QVCN 16:2023/BXD sẽ có hiệu lực. Thông tư này giúp các doanh nghiệp ngành gỗ công nghiệp chống lại hàng kém chất lượng.

Đối với sản phẩm gỗ công nghiệp, ván sợi, Thông tư 04/2023/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành quy định về hàm lượng chất formaldehyt.

Cụ thể, hàm lượng formaldehyt phát tán đối với phân loại E1 không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 9 mg/100g; còn đối với phân loại E2 thì hàm lượng formaldehyt lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 30 mg/100g. Tương tự, với sản phẩm gỗ công nghiệp ván dăm, hàm lượng formaldehyt phát tán không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc 0,7 mg/l hoặc 8 mg/100g. Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy. Đây là 2 tiêu chuẩn cơ bản nhất mà người tiêu dùng cần quan tâm khi lựa chọn các sản phẩm công nghiệp. Người dân có quyền đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng từ đạt chuẩn E theo quy định để chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân.

Trường hợp không rõ chủng loại sản phẩm, hàng hóa, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải phối hợp với tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức thử nghiệm để thực hiện việc định danh loại sản phẩm.

HOÀNG NGỌC