Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ thịt trung bình mỗi người Việt tăng nhanh trong 19 năm qua, từ 8,15kg thịt lợn lên 32,77kg một năm, thịt bò từ 1,69kg lên 11,92kg một năm.
Người Việt ăn nhiều thịt lợn nhưng lại ăn ít thịt cá trong khi ăn nhiều cá tốt hơn cho sức khỏe. Mức tiêu thụ thịt cá trứng sữa cho với 30 năm trước cũng tăng lên gấp 20 lần nhưng đối tượng tập trung chủ yếu ở người già, trẻ nhỏ.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, thịt lợn chiếm tới 65%-70% trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình, trông khi thịt gia cầm chỉ chiếm 15%-20%, số còn lại là thịt bò và thủy hải sản. Tuy nhiên, người Việt vẫn thường mắc phải những sai lầm này khi ăn thịt lợn.
Ăn óc lợn vì ăn gì bổ nấy
Óc giàu niacin, phosphorus, B12 và vitamin C nhưng lại có lượng cholesterol cao gấp 8 lần như cầu của một người một ngày.
Thực phẩm này chẳng những không giúp phát triển trí thông minh mà còn gây béo phì. Đặc biệt là với người bị bệnh tim mạch, người rối loạn mỡ máu và trẻ em,…
Hàm lượng đạm trong óc lợn lại thấp hơn nhiều các thành phần khác như thịt nạc.
Ăn gan lợn vì nghĩ có nhiều dinh dưỡng
Gan lợn có nhiều đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và acid folic. Đặc biệt hàm lượng vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Nhiều gia đình thường chế biến gan lợn cho người già, trẻ nhỏ, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên đây cũng là bộ phận chứa nhiều cặn bã, mầm bệnh. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để tẩy mùi hôi và độc tố trong gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút và chọn gan có màu sắc tươi sáng, không có đốm màu bất thường.
Ăn tiết canh lợn
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus thì trong máu của chúng cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn. Ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Theo Trần Thu Thủy/Khỏe & Đẹp