1. Canh hến nấu rau đay
Theo Đông y, thịt hến tên là nghiễn nhục, vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng mát gan, thông tràng, bổ khí huyết.
Rau đay có vị cay, tính mát, không độc, thanh lọc cơ thể, có công dụng giải nhiệt, cảm nắng...
Nguyên liệu:
1kg hến1kg rau đay
Cách làm:
Rửa sạch, thái nhỏ rau đay. Rửa sạch hến đun với 800ml nước, đến khi hến nở ra, vớt hến, bỏ vỏ, làm sạch hến một lần nữa.Dùng nước luộc hến, cho thêm nước sạch đủ ăn, đun sôi, cho rau đay thái nhỏ vào. Nêm muối, gia vị vừa đủ.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, người bị bệnh thận, gout, tiêu hóa kém... không nên ăn nhiều hến.
2. Canh hoa thiên lý
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, chống rôm sảy. Hoa thiên lý được xếp vào nhóm dược thực lưỡng dụng, vừa là thuốc, vừa là rau ăn.
Món canh hoa thiên lý giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè.
Nguyên liệu: 1kg hoa thiên lý.
Cách làm: Hoa thiên lý rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên hoa tùy theo thói quen hoặc sở thích. Cho 800ml nước vào nồi đun sôi, cho hoa thiên lý vào nấu chín. Thêm muối, gia vị vừa đủ.
Canh hoa thiên lý.
3. Canh mướp đắng nhồi thịt thanh nhiệt, giải độc mùa hè
Mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, lương qua, mướp mủ, cẩm lệ chi, chua hoa (Mường)... Mướp đắng vị đắng, tính mát, thanh lọc cơ thể.
Nguyên liệu:
Mướp đắng 1kg500g thịt lợn xay.100g mộc nhĩ, ngâm nước cho nở.4g nấm hương.4 quả trứng gà
Cách làm:
Rửa sạch, thái nhỏ mộc nhĩ, nấm hương và trộn đều các nguyên liệu với nhau.
Cắt mướp đắng thành đoạn ngắn dài 4cm, bỏ ruột.
Nhồi hỗn hợp thịt, mộc nhĩ, nấm hương, trứng gà vào lòng mướp đắng.
Thêm nước và gia vị vừa đủ, đun chín mướp đắng.
Lưu ý: Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng nhiều.
4. Canh rau dền đỏ
Rau dền đỏ có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chữa đau đầu, chóng mặt, hỗ trợ ăn uống tốt hơn.
Nguyên liệu:
1 mớ rau dền đỏ
Gia vị muối, hạt nêm vừa đủ.
Cách làm:
Rửa sạch rau dền, thái nhỏ hoặc không tùy theo sở thích và thói quen.Cho 800ml nước vào nồi, đun sôi, cho rau dền vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và người hư hàn tiêu chảy dùng hạn chế.
Canh rau dền đỏ.
5. Canh rau muống
Rau muống vị ngọt, tính mát.
Nguyên liệu:
1kg (hoặc 1 mớ) rau muống.Muối, gia vị.
Cách làm:
Nhặt rau muống, bỏ phần già, phần hư hỏng. Rửa sạch.Cắt thành đoạn khoảng 40cm.Cho khoảng 800ml nước hoặc tùy theo nhu cầu, đun sôi, cho rau muống đã cắt khúc vào nấu chín. Nêm gia vị vừa ăn.
Lưu ý: Những người đang sử dụng thuốc đông y nên hạn chế ăn nhiều rau muống vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Theo BS. Vũ Duy Thành/Sức khỏe đời sống