Hiện tượng bị chóng mặt khi đứng lên có thể do cơ thể đang thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu máu hoặc do bạn ngồi, nằm quá lâu làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Bênh cạnh đó, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý:
1. Các bệnh về tim mạch:
Nếu cơ thể mắc các bệnh về tim mạch, lượng máu và oxy không được bơm lên não do chức năng bơm máu của tim bị giảm, dẫn đến tình trạng bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai,...
2. Thiếu máu não:
Não bộ của chúng ta cần cung cấp đầy đủ máu và oxy để có thể hoạt động bình thường. Việc thiếu máu lên não gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung,...
3. Thoái hóa đốt sống:
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, khi đó những cơn đau kéo dài từ gáy lên đến đỉnh đầu hoặc xuống bả vai, có thể gây tê liệt tay, giảm lưu thông máu khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt.
Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt diễn ra nhiều lần, hoặc bị mất nhận thức ngay khi đứng lên thì hãy đi khám ngay vì đó là dấu hiệu bộ phận trong cơ thể bạn đang có vấn đề. Nếu để lâu có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
*Ngăn ngừa tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên:
- Cung cấp đủ 2 lít nước ngày vào thời gian hơp lí trong ngày.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Ăn thành nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no hay bỏ bữa.
- Ngồi và ngủ đúng tư thế. Khi ngủ không gối đầu lên tay, khi ngồi làm việc giữ lưng thẳng, không vắt chân, không gác chân để tăng cường lưu thông máu.
- Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục nhịp điệu,...
Thùy Dung (TH)