Trong Đông y, mùng tơi có tính hàn, vị chua, không độc. Những người ăn rau mùng tới thường xuyên có thể giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Không chỉ vậy, trong rau mùng tơi còn có chất nhầy pectin giúp kích thích tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhuận tràng tốt. Với những ai muốn giảm cân, chất nhầy pectin còn giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo.
Tuy nhiên, nếu ăn mùng tơi sai cách thì loại rau này sẽ gây nên tác dụng ngược, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dùng.
Ăn quá nhiều rau mùng tơi một lúc
Vì mùng tơi có tác dụng nhuận tràng nên nếu bệnh nhân tiêu chảy ăn nhiều mùng tơi sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Với bệnh nhân đau dạ dày, ăn nhiều mồng tơi đồng nghĩa với việc thu nạp nhiều chất xơ hơn gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Trong rau mùng tơi cũng chứa nhiều axit uric đặc biệt không tốt đối với người mắc bệnh gút.
Còn đối với người khỏe mạnh, ăn quá nhiều rau mùng tơi một lúc cũng khiến cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém do mùng tơi có chứa một hàm lượng axit oxalic cao.
Ăn rau mùng tơi chưa chín kỹ
Mùng tơi rất nhanh chín nhưng nhiều người lại nấu quá nhanh khiến rau chưa chín kỹ. Ăn rau mùng tơi còn sống có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu và gây hại cho dạ dày.
Mùng tơi nếu được nấu chín kỹ thì khi ăn sẽ giúp bạn loại trừ được khả năng nhiễm ký sinh trùng bám trên rau đồng thời hấp thụ được tối đa những chất dinh dưỡng trong rau.
Ăn rau mùng tơi để qua đêm
Trong rau mùng tơi có chứa một lượng lớn nitrat. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng rau sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn. Lúc này, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư thực quản, dạ dày và bệnh ở hệ tiêu hóa. Vì vậy mà sau khi nấu tốt nhất là nên ăn ngay.
Nấu rau mùng tơi kết hợp với thịt bò
Thịt bò và mùng tơi là 2 thực phẩm kỵ nhau. Nấu chung sẽ làm mất đi tính nhuận tràng, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn. Đặc biệt những người bị táo bón kết hợp ăn chung 2 thực phẩm này sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Theo Khoevadep