Cô Hứa, 50 tuổi, người Trung Quốc, đã có gia đình, thời gian vừa qua lượng kinh nguyệt rất nhiều, nồng độ huyết sắc tố giảm xuống còn 7 (giá trị bình thường là khoảng 12 đến 16), kiểm tra siêu âm cho thấy adenomyosis kết hợp với nội mạc tử cung dày lên.
Sau khi đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị tăng sản nội mạc tử cung (tổn thương tiền ung thư), nếu không được điều trị, khoảng 1-3% trường hợp tăng sản nội mạc tử cung sẽ trở thành ung thư nội mạc tử cung.
Sau khi được bác sĩ giải thích và trao đổi, cô Hứa lựa chọn phương pháp phẫu thuật, hiện sức khỏe đang hồi phục tốt.
|
Ảnh minh họa. |
Qua trường hợp này, bác sĩ Lưu Phức Bình, người điều trị cho cô Hứa nhắc nhở, không có phương pháp sàng lọc hiệu quả đối với ung thư nội mạc tử cung, vì thế một khi xuất hiện những triệu chứng này, cần đi khám ngay.
Cũng theo bác sĩ Lưu, ung thư nội mạc tử cung vẫn chưa được phát hiện hiệu quả bằng các phương pháp sàng lọc, nhưng 90% bệnh nhân có triệu chứng chảy máu bất thường. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt không đều, ra máu liên tục trước và sau mãn kinh thì có thể bị ung thư nội mạc tử cung. Chỉ cần phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị sớm thì tỷ lệ sống thêm 5 năm của giai đoạn đầu có thể lên tới 97%.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ là khoảng 21 đến 35 ngày (trung bình 28 ngày), số ngày hành kinh khoảng 4 đến 6 ngày và lượng máu bình thường trong kỳ kinh nguyệt là khoảng 5 đến 80ml. Nếu có lượng máu ra nhiều (trên 80ML), tắc kinh hoặc nếu số ngày kinh quá dài (trên 8 ngày), hãy đến khám tại các cơ sở chuyên khoa phụ sản để được tư vấn và đánh giá.
Nhìn chung, mất kinh, ra máu bất thường, quá nhiều hoặc quá ít đều nên đi khám, đừng vì e ngại mà trì hoãn việc chẩn đoán, phải nắm bắt thời điểm vàng điều trị.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Đưa gần 70 triệu cho cô đồng "đúng nhận, sai cãi" để chữa ung thư?
Kiều Dụ (Theo Setn)