Giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ. Điều đó có nghĩa giờ đầu tiên khác với giờ thứ hai, cũng không giống với giờ thứ ba. Mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút và nếu thức dậy giữa chu kỳ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải. Để đầu óc sáng suốt khi thức dậy, bạn cần tính toán sao cho mình tỉnh giấc vào thời điểm chuyển giao của chu kỳ ngủ. Với những người biết cách ngủ, thì chỉ cần ngủ 2 tiếng họ đã có thể lấy lại đủ năng lượng để sinh hoạt và làm việc hiệu quả nhất.
|
Cần đi ngủ đúng giờ để cơ thể không bị mệt mỏi. |
Nếu bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy rất mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau thì rất có thể bạn đã áp dụng sai giờ đi ngủ. Mới đây, các nhà khoa học đã tiết lộ khung giờ vàng cần đi ngủ để giúp bạn luôn tươi trẻ và sống khỏe hơn. Đó không phải là một khung giờ cụ thể mà dựa vào thời gian chính xác bạn cần thức dậy.
Nếu bạn phải thức dậy vào 7 giờ sáng. Cơ thể cần đi ngủ vào lúc 9h46 hoặc 11h16 tối hôm trước. Nếu bạn không thể đi ngủ vào hai khung giờ này, hãy thử đi ngủ vào lúc 12h46 hoặc 2h16 cũng sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh.
Nếu phải thức dậy lúc 6 giờ sáng. Bạn cần đi ngủ vào lúc 8h46 hoặc 10h16 đêm trước hoặc thậm chí khuya hơn là 11h46, cú đêm quá thì vào 1h16.
Phải thức dậy lúc 8 giờ. Thời gian cần đi ngủ là 10h46, 12h16, 1h46 hoặc 3h16 phút.
Áp dụng phương pháp khung giờ vàng đi ngủ này, đảm bảo bạn sẽ có giấc ngủ ngon xua tan mọi mệt mỏi dù cho có thức khuya đi chăng nữa.
Mộc Miên (Theo MR)