Hai người ở bên nhau có thể vì nhiều lý do và khi xa nhau cũng là do nhiều yếu tố.
Sau khi chia tay, mọi người luôn nghĩ về khoảng thời gian vui vẻ bên nhau và cảm thấy không thể buông bỏ mối quan hệ này trong một sớm một chiều. Suy nghĩ ngày đêm, ngày ngày trằn trọc, rồi thấy rằng dù mình có làm gì đi nữa thì cũng không thể quên được người kia nên nhiều người quyết định giải hòa.
Sau khi mối quan hệ tan vỡ, người ta nảy sinh ý định quay lại với mong muốn "gương vỡ lại lành". Chỉ là, người đã từng yêu sâu đậm đã đến bước chia tay, nếu quay lại với nhau, liệu họ có thể quay lại như xưa?
Theo các nhà tâm lý học, nếu sự chia tay của bạn xuất phát từ hiệu ứng "cửa sổ vỡ" thì việc quay lại sẽ thực sự là một sai lầm cho dù bạn có yêu nhau sâu đậm thế nào đi nữa.
Vậy hiệu ứng "cửa sổ vỡ" là gì?
Một mảnh kính của tòa nhà đã bị ai đó làm vỡ, nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ có nhiều tác động tiếp theo khiến kính của toà nhà tiếp tục vỡ lớn và hỏng nặng thêm.
Một bức tường sạch sẽ bị một ai đó vẽ bậy, nếu không dọn dẹp sạch sẽ chẳng bao lâu nữa bức tường sẽ phủ kín những thứ vẽ bậy lộn xộn khác.
Nếu một người không bỏ rác vào thùng mà ném rác bên cạnh nó và không có ai dọn dẹp thì chẳng mấy chốc cả khu vực xung quanh thùng rác sẽ bị bao phủ bởi một đống rác khổng lồ.
Loại hiện tượng này trong tâm lý học là hiệu ứng "cửa sổ bị vỡ". Nó đề cập đến thực tế là khi cánh cửa và cửa sổ đầu tiên bị vỡ mà không được ngăn chặn hoặc sửa chữa, thì nó sẽ tiếp tục bị phá hỏng tiếp theo một cách vô thức. Cũng như bạn, khi có vấn đề rắc rối trong mối quan hệ của mình, nếu không được giải quyết, một loại tâm lý sẽ âm thầm diễn tiến trong lòng mọi người, lớn dần lên và trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn.
"Cửa sổ vỡ đầu tiên" thường là điểm khởi đầu cho một sự việc xấu đi. Ví dụ, một người lần đầu tiên phản bội tình cảm của mình và nửa kia không thực hiện bất kỳ biện pháp trừng phạt thực chất nào, và chỉ đơn giản là chọn cách tha thứ.
Sau đó anh ta cảm thấy rằng những thứ khác được phép, vì dù sao thì anh ta cũng không bị trừng phạt.
Sự tan vỡ cuối cùng của một mối quan hệ không phải là một sự kiện đột ngột, nó đã được tích lũy bởi n lần "cửa sổ vỡ đầu tiên". Vì vấn đề chưa được giải quyết, nó sẽ tự nhiên không biến mất và các sai lầm sẽ lớn dần lên.
Vì vậy, nếu có quay trở lại sau tan vỡ, bạn sẽ có nguy cơ vẫn lại những sai lầm như cũ vốn chưa được giải quyết và đã lớn ngoài tầm kiểm soát lâu nay.
Sở dĩ khi chia tay dù yêu nhau sâu đậm chắc hẳn là vì giữa hai người tồn tại một khoảng cách không thể hàn gắn, không cách nào khắc phục được nên mới chọn cách chia tay.
Vì vậy, vấn đề cốt yếu nhất vẫn chưa được giải quyết, và sự tái hợp này sẽ chỉ lặp lại những sai lầm tương tự của lần chia tay trước.
Giữa hai người luôn tồn tại mâu thuẫn, nếu tiếp tục ở bên nhau vẫn sẽ xảy ra những cuộc cãi vã, thậm chí là thất vọng tràn trề sau hy vọng tái hợp.
Những "lỗi" nhỏ cũng phải được đánh giá cao để tránh những điều đáng tiếc
Hiệu ứng cửa sổ bị hỏng là do vết nứt, vỡ đầu tiên không được chú ý nên cửa sổ tiếp tục bị phá hủy.
Vì vậy, trong quan hệ giữa hai giới, chúng ta phải hết sức cảnh giác với những "lỗi lầm" dường như xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, dù là ngẫu nhiên, cá nhân hay nhỏ nhặt. Nếu thái độ của chúng ta đối với kiểu cư xử thờ ơ, hờ hững thì đến một mức độ nào đó chúng ta sẽ khiến nửa kia "kính vỡ thêm vỡ".
Câu thoại trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Nhiệt độ tình yêu" rất đáng để suy ngẫm: "Xác suất sau khi chia tay có thể tái hợp một lần nữa là 83%. Nhưng xác suất sau khi tái hợp rồi có thể cùng nhau đi tới cuối cùng chỉ có 3%, 97% còn lại sẽ chia tay một lần nữa, và lý do chia tay giống hệt với lần đầu."
Vì thế, nếu đã không thể khắc phục được những vấn đề mà nó vẫn sẽ tiếp tục tạo ra mâu thuẫn trong tương lai, bạn hãy đối mặt với nó để xác định tiếp tục hay dừng lại, để không phải đau khổ vì lại tan vỡ sau hàn gắn.
Theo Minh Trang/Giadinh.net