"Chỉ hít thở và uống nước cũng béo" tưởng chừng như một câu nói đùa nhưng thực ra lại có thật, bởi nếu mắc phải hiện tượng trên, bạn có thể bị bệnh mà không hề hay biết.
Cô Ngô, 40 tuổi ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc), chỉ cao 151 cm nhưng nặng tới 87 kg. Khi đi khám, cô Ngô khiến bác sĩ Trần Quang Vinh phải lắc đầu vì cơ chế sinh lý, sinh hóa rất khác người thường.
Theo bác sĩ Trần Quang Vinh - Giám đốc điều hành Trung tâm phẫu thuật xâm lấn tối thiểu của Bệnh viện đa khoa Mẫn Thịnh, ông đã xét nghiệm máu cho cô Ngô và phát hiện mức insulin trong cơ thể của cô lên tới 100, còn giá trị tiêu chuẩn là khoảng 28, như vậy mức của cô Ngô cao hơn gấp ba lần so với bình thường.
Điều này đồng nghĩa với việc tuyến tụy của cô Ngô sẽ phải hoạt động quá mức và liên tục tiết ra insulin, khi vượt quá mức thì một phần lớn chất dinh dưỡng ăn vào sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể.
Theo bác sĩ, cô Ngô rơi vào trường hợp bệnh nhân bị kháng insulin nặng, cộng với vấn đề béo phì cố hữu, rất dễ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, ngay cả thở cũng béo.
|
Ảnh minh họa: DW. |
Để xử lý trường hợp này, bác sĩ Trần đề nghị phẫu thuật cắt dạ dày, nhưng cô Ngô xấu hổ và muốn tự mình giảm cân, không ngờ sau 3 tháng khổ luyện, cô không những không giảm được cân mà còn tăng lên 95 kg.
Khi cô Ngô khám lại, bác sĩ Trần nói, đây không phải là lỗi của bệnh nhân, vì béo phì cùng với kháng insulin là một căn bệnh cần được điều trị đúng cách.
Theo bác sĩ Trần giải thích, phẫu thuật cắt dạ dày có thể giải quyết vấn đề béo phì và sự kết hợp của nó ở những bệnh nhân phù hợp. 9 tháng sau khi thực hiện phẫu thuật, cân nặng của cô Ngô đã trở lại 50 kg một cách suôn sẻ, insulin cũng trở lại mức bình thường.
Qua trường hợp này, bác sĩ Trần cũng nhấn mạnh, ông không chủ trương rằng bệnh nhân nào cũng phải phẫu thuật, nhưng đôi khi cứ tăng cân mãi mà không giảm được cân thì thà tìm ra nguồn gốc bệnh mà diệt trừ ngay còn hơn phí hoài tâm trí và thời gian.
"Kháng insulin" là gì? Bác sĩ Trần giải thích rằng insulin có thể được coi là vị tướng quân, các tế bào thụ thể ngoại biên tiếp nhận insulin có thể được coi là những người lính. Khi lượng đường tăng lên sau khi ăn, insulin sẽ được tiết ra, lúc này, insulin tướng quân ra lệnh cho binh lính điều chỉnh lượng đường trong máu, kết quả là binh lính thờ ơ, tướng quân chỉ có thể hét to hơn, nhưng binh lính vẫn không động đậy, đây được gọi là hiện tượng "kháng insulin".
Tác động của tình trạng kháng insulin đối với cơ thể con người:
1. Nồng độ insulin trong cơ thể quá cao.
2. Tuyến tụy bị quá tải và thậm chí bị hỏng. Các thụ thể cũng sẽ ngày càng chậm trễ, điều tiết lượng đường trong máu tự nhiên sẽ ngày càng kém đi. Tệ hơn nữa, khi nồng độ insulin trong cơ thể rất cao, một lượng lớn chất dinh dưỡng ăn vào sẽ bị biến thành chất béo tích tụ. Lúc này, dù giảm xuống chỉ còn ăn một bữa một ngày, nhưng cân nặng vẫn tiếp tục tăng và mức tăng là tỷ lệ mỡ toàn cơ thể. Từ đó người bệnh đi vào vòng luẩn quẩn và ngày càng béo hơn.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Kiều Dụ (Theo ET)