1. Bệnh gan nhiễm mỡ
Mít là loại quả có rất nhiều dinh dưỡng và vitamin. Nhưng loại quả này cũng chứa nhiều đường, không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người.
Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.
2. Bệnh tiểu đường
|
Người tiểu đường tuyệt đối không nên ăn mít |
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Do vậy, người bị bệnh tiểu đường tránh ăn mít.
3. Bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Thận suy nên không làm tốt chức năng của mình khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu.
Nếu kali trong máu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu nào báo trước.
4. Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
5. Các bệnh mãn tính
Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi, không nên ăn quá nhiều, tối đa chỉ khoảng 3 – 4 múi/ngày. Khi ăn mít cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều.
Cách ăn để phát huy hết giá trị của mít
– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 – 2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến bị đầy bụng, khó tiêu…
– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3 – 4 múi mít/ngày).
– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2 – 2,5l/ngày) và rau xanh (200 – 300g/ngày).
Tâm An (TH)