Để có thể đáp ứng được nhu cầu của thực khách và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ những nồi lẩu có giá bình dân, các quán ăn, nhà hàng thường sử dụng gia vị và hóa chất làm tăng hương vị cho nước lẩu.
Các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol… gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng.
Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên bạn cũng có thể dễ dàng phát hiện đâu là nồi lẩu an toàn hay được làm bằng hóa chất.
Ngửi mùi
Nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này.
Nhìn màu sắc
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt.
Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như nước lẩu cho hóa chất. Ảnh minh họa: InternetDù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như nước lẩu cho hóa chất.
Nếm thử
Nếu bạn vẫn chưa thể xác định được màu sắc và mùi vị của nước lẩu hóa chất, bạn nên nếm thử một chút nước dùng.
Nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Nếu cay cũng là vị cay dễ chịu, cay mượt chứ không kích thích như các loại sa tế hóa học.
Nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Chú ý rằng trước khi thử nước lẩu, bạn không nên uống rượu hay ăn các món khai vị, nó có thể làm vị giác của bạn bị ảnh hưởng.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe, những gia vị tự nhiên như ớt hay rau củ tươi, nước ninh xương là sự lựa chọn tuyệt vời để có được nồi lẩu thơm ngon an toàn cho sức khỏe.
Theo đầu bếp Đào Văn Tuấn, để có một nồi lẩu ngon thì trước tiên cần nhiều nguyên liệu phải tươi ngon.
+ Xương lợn là thực phẩm tươi, nhiều đạm, khi mua về cần chế biến ngay để đạt được độ ngon của xương.
+ Nấm là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên không cẩn thận nó có thể tạo ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm, nấm đã ngả màu thì nên bỏ.
+ Thực phẩm làm lẩu phải tươi, được bảo quản, sơ chế đúng cách mới làm nên một nồi lẩu an toàn, ngon.
Với những chia sẻ từ đầu bếp lâu năm, hy vọng chị em sẽ nấu được những nồi lẩu thơm ngon, hấp dẫn và an toàn cho sức khỏe gia đình mình.
Cách nấu nước lẩu Thái chua cay
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tôm, mực, ngao, thịt bò, thịt gà.
- Nấm hương, rau muống, cải thảo, cà chua, dứa.
- Sả, riềng, chanh, lá chanh.
- Gia vị, sa tế, gói lẩu Thái.
Cách làm:
- Tương tự như cách trên hãy sơ chế sạch tôm, mực, ngao. Thịt bò thái mỏng. Thịt gà thặt thành miếng vừa ăn.
- Cà chua thái múi cau, dứa thái miếng. Nấm hương ngâm nước rửa sạch. Lá chanh vò nát, riềng thái mỏng, vỏ chanh đập dập cắt khúc. Quả chanh cắt đôi vắt lấy nước cốt.
- Xếp các nguyên liệu đã chuẩn bị ra đĩa cho đẹp mắt. Rau thì để rổ ráo khô nước.
- Đun sôi nồi nước cho xương ống vào để ninh lấy nước dùng. Sau khi ninh xong thì vớt xương ra, cho riềng, sả, lá chanh vào nồi nước dùng cho thơm.
- Nêm gia vị gồm hạt nêm, nước mắm, sa tế, gói gia vị lẩu và nước cốt chanh.
- Đun đến khi sôi thì nhúng hải sản, thịt bò, thịt gà và rau vào để ăn.
Lẩu riêu cua
Nguyên liệu:
1 kg cua đồng; 600g sườn sụn; 800g bắp bò
1 kg bún tươi; 10 bìa đậu phụ; 300g váng đậu khô
5 quả cà chua; 1 chút mẻ; 1 ít mắm tôm
2 củ hành khô; 1 nhánh gừng
Hành lá, rau mùi
Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt.
Gia vị: Dầu ăn, giấm, nước mắm, bột canh, hạt nêm, sa tế.
Cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn
Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, thái sợi. Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
Hành lá, rau mùi rửa sạch rồi thái nhỏ. Riêng phần củ hành bạn chẻ hoặc thái lát mỏng, phần thân lá thái nhỏ.
Nhặt rau sống và rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
Hoa chuối thái nhỏ rồi ngâm qua vào chậu nước có pha ít giấm để cho hoa chuối không bị thâm. Sau đó, vớt hoa chuối ra rổ để ráo nước.
Sườn sụn rửa sạch và luộc sơ qua để nước dùng được trong. Sau đó, bạn cho sườn sụn vào xào qua với 1/2 hành khô và một chút nước mắm rồi ninh mềm.
Cua đồng làm sạch, bóc mai rồi khều gạch cua ra 1 bát nhỏ. Sau đó cho 1 chút muối vào và đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
Cho nồi nước lên bếp và nêm với 1 thìa gia vị và 1 thìa nhỏ mắm tôm, khuấy đều và đun với lửa to. Đến khi gạch cua nổi lên bạn vặn nhỏ lửa. Vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
Cho dầu ra chảo, đun nóng rồi phi thơm với hành khô. Cho gạch cua và một ít nước mắm vào xào chín rồi cho ra bát.
Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với một chút dầu ăn và gừng.
Cho cà chua vào chảo xào sơ để tạo nước màu cho nồi lẩu.
Đậu phụ thái miếng và đem rán vàng rồi gắp ra đĩa.
Lọc mẻ với nước rồi cho vào nồi nước lẩu.
Cuối cùng, cho nồi nước cua vào nồi lẩu, chế thêm nước xương, sườn sụn, cà chua. Tiếp đến cho mẻ, quả me vào đun sôi. Nêm nếm thêm gia vị vừa ăn rồi thì thả riêu cua, gạch cua, hành củ chẻ, một ít hoa chuối, đậu rán vào.
Theo Mai Mai/Khoevadep