Phân biệt triệu chứng phát ban do zona với bệnh đậu mùa khỉ

Google News

Phát ban ở người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu trên mặt, sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Mirror đưa tin, các ca bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục gia tăng trên toàn cầu. Bệnh gây phát ban trên cơ thể nhưng cách phân biệt nốt phát ban do bệnh đầu mùa khỉ hay do bị zona như thế nào?
Phát ban ở người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện từ một đến 5 ngày sau khi có các triệu chứng đầu tiên. Phát ban thường bắt đầu trên mặt, sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Các nốt phát ban có thể xuất hiện trên khuôn mặt (trong 95% trường hợp), lòng bàn tay và bàn chân (trong 75% trường hợp), trong miệng (70% trường hợp), cơ quan sinh dục (30%) và mắt (20% trường hợp).
Các nốt phan ban ban đầu hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ rồi mới khô lại, đóng vảy và xẹp xuống.
Phan biet trieu chung phat ban do zona voi benh dau mua khi
 Ảnh: Getty. 
Trường hợp đầu tiên liên quan đến đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay được báo cáo ở Anh vào ngày 7/5. Bệnh nhân là một người gần đây đi du lịch tới Nigeria.
Trong khi đó, zona là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, cũng gây phát ban đau đớn. Phát ban của bệnh zona thường phát triển theo mô hình dọc theo dây thần kinh của ngực và bụng. Ban đầu, các nốt phát ban do zona xuất hiện dưới dạng những chấm nhỏ, nổi lên.
Các triệu chứng của bệnh zona bao gồm:
- Đau, rát, tê hoặc ngứa ran
- Phát ban đỏ bắt đầu vài ngày sau cơn đau
- Các mụn nước chứa đầy chất lỏng vỡ ra và đóng vảy
- Ngứa
Theo chuyên trang theo dõi bệnh đậu mùa khỉ Global Health, tính đến ngày 25/5, ít nhất 220 ca bệnh được xác nhận và hàng chục ca nghi ngờ ở hơn 20 quốc gia.
Bệnh đậu mùa ở khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật hiếm gặp. Virus lây truyền qua các giọt bắn nhưng cũng có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên da hoặc đôi khi ga trải giường hoặc quần áo nhiễm virus,...                                                                                                                                                           

Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

An An