1.Lựa chọn đồ ăn vặt thông minh
Để tránh những tác hại của đồ ăn vặt, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có đường như: kẹo, soda , thức ăn chiên rán, hay các loại thực phẩm có chứa nhiều calo. Thay vào đó, bạn nên chọn những đồ ăn lành mạnh như các loại hạt, hoa quả, sinh tố trái cây, sữa chua, bánh mì...
Một số thực phẩm giàu protein như trứng, hạnh nhân còn giúp cho bạn có cảm giác no lâu và ăn ít đi.
|
Ảnh minh họa. |
2.Ăn vặt đúng quy định thời gian
Thời gian lý tưởng cho ăn vặt thường là từ 3-5 giờ sau khi ăn bữa chính. Thời gian này, dạ dày của bạn cũng đã trống rỗng và nó đang “cầu cứu”. Bạn có thể lót dạ bằng một chút hoa quả để giúp cho cơ thể được nạp thêm năng lượng.
3.Chọn đồ ăn vặt có kích thước nhỏ
Các món ăn vặt kích thước nhỏ làm ta có cảm giác no nhanh hơn so với những đồ cùng loại nhưng kích thước lớn hơn.
Những đồ ăn vặt với kích cỡ lớn sẽ khuyến khích ta ăn nhiều hơn, nhưng không có cảm giác no hơn so với một lượng đồ ăn kích cỡ nhỏ. Đồ ăn vặt nhỏ mang lại cảm giác no nhanh và có khả năng kiềm chế cơn đói tốt hơn.
4.Hãy ăn vặt khi đói
Khi bạn đói, cơ thể sẽ rơi vào trang thái mệt mỏi do lượng đường huyết trong máu hạ thấp. Vì vậy, ăn vặt sẽ giúp cho bạn có thêm năng lượng và tỉnh táo hơn. Hãy nhấm nháp một chút hoa quả, các loại hạt, nước ép hoa quả để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
TS chuyên khoa tim mạch Rita Redberg (ĐH California) khẳng định: “Bạn nên thường xuyên ăn những bữa nhỏ, đồng thời ăn nhiều hơn khi phải vận động nhiều. Nếu cân bằng được năng lượng nạp vào với năng lượng tiêu thụ, bạn có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng của mình”.
5.Chủ động khi ăn vặt
Ngay từ lúc này, bạn hãy xây dựng cho mình một cách sống khoa học và ăn uống lành mạnh. Nếu bạn có thói quen ăn vặt, hãy luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn cho mình khi đi ra ngoài. Việc này sẽ giúp cho bạn kiểm soát được thức ăn bạn dung nạp vào cơ thể.
Theo Lê Thúy/Phununews