Vì sao ở nhà vẫn nhiễm COVID-19: Chuyên gia "vạch" thói quen sai lầm

Google News

Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao họ ở nhà cả ngày vẫn bị nhiễm virus Sars-CoV-2. Theo các chuyên gia, dù ở nhà nhưng nếu chủ quan với các thói quen bạn vẫn có thể bị nhiễm COVID-19.

Dịch COVID-19 ngày càng phức tạp với số ca nhiễm luôn ở mức cao, bệnh nhân phải điều trị nặng nhiều khiến tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Đặc biệt biến thể Delta đang lây lan rất nhanh, có hệ số lây nhiễm cao hơn nhiều.
Trước thực tế đó, nhiều người dân lo lắng khi họ cho hay bản thân ở nhà suốt ngày trong thời gian giãn cách qua, họ chỉ mua hoặc đặt ship thực phẩm nhưng vẫn nhiễm COVID-19. Vì thế, bằng cách nào có thể phòng tránh, giảm nguy cơ cao nhất.
Thậm chí có gia đình chia sẻ, ông nội vì tuổi cao nên gia đình lo lắng để ông ở một mình trên tầng 4. Hằng ngày, gia đình nấu ăn và đưa cơm lên cho ông. Vậy nhưng, mỗi mình ông bị dương tính COVID-19.
Trước vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, có nhiều thói quen của người dân chưa thực sự thay đổi khi dịch bùng phát rộng trong cộng đồng cũng là nguyên nhân dẫn đến người ở nhà có thể nhiễm COVID-19.
Ra đường 5K, về nhà rửa tay mới tháo khẩu trang
Cụ thể, vị chuyên gia cho hay, nhiều gia đình có bố mẹ, ông bà ở nhà nhưng thỉnh thoảng có thành viên như con cái hoặc bản thân họ ra khỏi nhà để đi mua thực phẩm, đi tiêm chủng, xét nghiệm. Hoặc bản thân người cao tuổi cũng có thể đi tiêm vắc xin, đi khám bệnh, lấy mẫu xét nghiệm. Hay, nhiều người xuống sân, ra cửa, ra hành lang, xuống sảnh chung cư, đi thang máy, nói chuyện với người khác..
Vô hình trung, trong quá trình đi ra ngoài nhà khiến thành viên trong gia đình tiếp xúc với nguồn dịch dẫn đến lây nhiễm trong gia đình.
“Nhiều người đi ra ngoài về bị nhiễm COVID-19 nhưng sức khỏe tốt nên không có triệu chứng. Đến khi tiếp xúc gần và lây nhiễm cho người trong nhà, nhất là ông bà lớn tuổi, người có bệnh nền, lúc này họ có thể nghĩ là tại sao ở nhà nhưng vẫn bị nhiễm virus Sars-CoV-2”.
Đặc biệt, các gia đình ở chung cư, việc đi lại, tiếp xúc nhiều người, chạm tay vào nút bấm thang máy… thì nguy cơ cao hơn nếu khu vực đó có người nhiễm.
Vì thế, việc có người đi ra ngoài, dù là đi chợ mua thực phẩm, nhận ship, hay tiêm chủng, xét nghiệm… về nhà vẫn cần đảm bảo các yếu tố sau: Khi ra đường cần tuân thủ 5K. Nếu đảm bảo được các yếu tố này, nguy cơ nhiễm bệnh rất thấp.
Về nhà nên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ sạch vi khuẩn, virus sau đó mới tháo khẩu trang. Không dùng tay cầm bên ngoài khẩu trang, nhét vào túi… để tránh dính lại virus. Khẩu trang phải bỏ ngay vào thùng rác đậy kín. Nếu tới những nơi nghi ngờ không an toàn, khi về nhà nên tắm rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc với người nhà, dặc biệt là người cao tuổi.
Đối với những người nhận hàng qua shiper, cần tuân thủ cách xa trên 2m, đeo khẩu trang, tránh nói chuyện và không nên nhận trực tiếp. Nên để một chiếc bàn, ghế nhận hàng, chuyển trả tiền qua mạng, hoặc chuẩn bị đúng số tiền, tránh lấy tiền trả lại.
Cách giảm thiểu nhiễm virus qua hàng hóa, thực phẩm
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, virus Sars-CoV-2 không lây qua đường ăn uống, chúng lây qua đường tiếp xúc dịch nhầy của mũi, mắt... Vì thế, nhiều người nghĩ dịch COVID-19 lây qua đồ ăn là chưa chính xác, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng phân tích, trên thực phẩm hoặc lớp bao gói có thể dính virus dính nước bọt… từ người nhiễm. Nhưng khi virus tiếp xúc gió, ánh sáng cùng thời gian dài sẽ suy giảm rất nhiều, không còn độc lực gây lây nhiễm.
Để an toàn, người nhận hàng vẫn nên cẩn thận, đảm bảo các khâu sát khuẩn bề mặt bao bì bằng cồn hoặc nước sát khuẩn trước khi bóc bao bì. Các bao bì, túi đựng hàng cần được cho vào thùng rác, đậy kín hoặc đưa đến nơi gom rác ngay.
Cụ thể, khi nhận hàng có thể dùng găng tay. Loại bỏ lớp bao gói, túi bóng bên ngoài của sản phẩm nhằm hạn chế tiếp xúc virus cao nhất. Sau các khâu cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ mới làm các hoạt động khác.
“Có thể gặp tình trạng, tay mình chạm phải virus, sau đó chưa vệ sinh sạch bằng xà phòng nhưng lại dụi mắt, ngoáy mũi, sờ vào khẩu trang… dẫn đến nhiễm COVID-19”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.
Đối với thực phẩm, cần ăn chín uống sôi, nên hạn chế mua thực phẩm chế biến sẵn ăn liền trong giai đoạn này.
Ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau quả nhiều vitamin và khoáng chất. Người cao tuổi, suy yếu, bệnh nền có thể bổ sung thêm các loại sữa công thức. Vì không chỉ phòng dịch COVID-19, cần đảm bảo sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm phải uống thuốc, vào viện cấp cứu…
Vi sao o nha van nhiem COVID-19: Chuyen gia
 

Vi sao o nha van nhiem COVID-19: Chuyen gia
 

Mời quý vị xem video "Buổi biểu diễn đặc biệt của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn". Nguồn An ninh thủ đô. 


Hà Trang