Bé 3 tuổi bị giết, phi tang: Hung thủ đối mặt án tử

Google News

(Kiến Thức) - Với những hành vi phạm tội trong vụ bé 3 tuổi bị giết, phi tang ở Hải Dương, Lê Đại Nghĩa phải đối mặt với mức án tử hình.

Dư luận hiện nay vẫn chưa hết chấn động về vụ việc bé 3 tuổi bị giết, phi tang ở Hải Dương và băn khoăn rằng, đối với những tình tiết mà hung thủ gây ra, hắn sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Để làm rõ vấn đề này, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp.
Be 3 tuoi bi giet, phi tang: Hung thu doi mat an tu
Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội 
Theo Luật sư Chu Văn Tiến, để biết hành vi của đổi tượng Lê Đại Nghĩa có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, trước hết cần phải xem xét hành vi này có phải là "tội phạm" được quy định tại Bộ Luật hình sự?
Theo Điều 8 BLHS: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Xét các tình tiết của vụ án này, có thể thấy hành vi của Đối tượng Lê Đại Nghĩa thực hiện thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đối tượng Lê Đại Nghĩa thực hiện liên tiếp các tội phạm. Thứ nhất: tội phạm Giết người (Theo Điểm c, khoản 1, Điều 93 BLHS); thứ hai: tội phạm xâm phạm thi thể ( Điều 246 BLHS).
Trong vụ án này, hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi đối tượng Lê Đại Nghĩa (27 tuổi) là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Hành vi trên đã trực tiếp xâm phạm đến tính mạng của cháu Hiếu (3 tuổi). Đối tượng Nghĩa dùng các hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của cháu Hiếu, do đó đã phạm tội giết người và sẽ bị định tội “Giết trẻ em” theo quy định của điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS 1999, vì theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004, Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, trong vụ án này, Lê Đại Nghĩa đã thực hiện hành vi đốt xác, vứt thi thể nạn nhân xuống sông nhằm phi tang. Như vậy, hành vi đốt xác nạn nhân của Nghĩa đã đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm thi thể theo quy định tại Điều 246 BLHS.
Be 3 tuoi bi giet, phi tang: Hung thu doi mat an tu-Hinh-2
 Đối tượng Lê Đại Nghĩa.
Với hướng phân tích trên, có đủ dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng Lê Đại Nghĩa với hai tội danh: tội phạm giết người và tội phạm xâm phạm thi thể.
Về hành động vứt thi thể của nạn nhân xuống sông để phi tang, luật sư Tiến nhận định đâylà một hành vi gian xảo nhằm che dấu tội phạm, có thể sẽ bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng theo điểm O khoản 1 Điều 48 BLHS 1999. Tuy nhiên, vụ việc còn phải được cơ quan điều tra xác minh chính xác từng tình tiết mới có thể đưa ra kết luận chính thức về vụ việc được.
Cũng theo Luật sư  Chu Văn Tiến, nếu hai tội danh gồm tội phạm Giết người (Theo Điểm c, khoản 1, Điều 93 BLHS) và tội phạm xâm phạm thi thể (Điều 246 BLHS) được thành lập, đối tượng Nghĩa có thể sẽ phải chịu mức án từ 22 năm tù đến tử hình, tùy vào từng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Vũ Thủy

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

nguyên minh quang -

Nhìn măt kẻ này giống tên Tiềm trong vụ nổ min sát thương chị dâu và cháu vợ quá

Hiển thị thêm bình luận