Lửa và những điều kiêng kỵ nhất định phải biết để một đời no ấm

Google News

Lửa là biểu tượng của sức mạnh, sự linh thiêng và niềm vui, chính vì thế mà người xưa có nhiều tục lệ kiêng kỵ đối với lửa.

Kiêng nhổ nước bọt vào lửa

Nngười xưa quan niệm rằng lửa là vật thiêng liêng, thuần khiết và trong sạch nên tất cả những gì bẩn thỉu, giả dối, xảo trá… đưa vào lửa đều bị vạch trần.

Lửa thiêng liêng như thế, thuần khiết như thế nên nếu ai làm ô uế ngọn lửa thì sẽ bị thần lửa trừng phạt. Nước bọt, nước dãi khi đã ra khỏi miệng thì coi là bẩn, là uế tạp… vì vậy không ai được nhổ nước bọt vào lửa. Người xưa cho rằng, nếu ai nhổ nước bọt vào lửa thì sẽ bị sưng mồm hoặc cấm khẩu, hoặc lở mồm, thụt lưỡi.

Kiêng đốt lửa bằng những thứ bẩn

Người xưa rất kiêng đốt lửa bằng những thứ bẩn như cọc chuồng lợn, cánh cửa nhà vệ sinh, giường người chết, gỗ ván thôi…

Sự kiêng kỵ này xuất phát từ hai quan niệm: Thứ nhất là những vật nói trên đều là thứ bẩn thỉu, uế tạp, nếu đem đốt lên sẽ thải ra một luồng khói độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thứ hai là nếu đem đun các thứ đó thì sẽ làm ô uế nhà bếp, gia chủ sẽ phải tội với Táo quân, gia đình sẽ bị giáng họa.

Lua va nhung dieu kieng ky nhat dinh phai biet de mot doi no am

Lửa và những điều kiêng kỵ nhất định phải biết để một đời no ấm, vạn sự bình an

Kiêng ngồi quay lưng vào lửa

Người xưa kiêng quay lưng lại với lửa vì cho rằng như vậy là coi thường lửa, sẽ bị lửa nổi giận gây nên hỏa hoạn. Vì vậy khi làm bất kể chuyện gì tiếp xúc với lửa như đốt vàng mã, thắp hương, nấu bếp, sưởi ấm… người ta đều quay mặt về phía lửa.

Kiêng xây cất nhà bếp vào ngày Hỏa

Người xưa quan niệm rằng, nếu làm nhà bếp vào ngày Hỏa thì sau này, khi đưa căn bếp đó vào sử dụng sẽ rất dễ gặp hỏa hoạn. Chính vì thế đây là điều cần đặc biệt phải lưu ý.

(*)Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Theo Hoàng Khuông/Công lý & xã hội