Lưu Phong là con trai nuôi của Lưu Bị, vốn mang tên Khấu Phong, là cháu ngoại của dòng tộc họ Lưu ở quận Trường Sa – một chiến trường ác liệt thời Tam Quốc (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).
Khi Lưu Bị đến Kinh Châu, ông vẫn chưa có con trai nào để thừa tự, bèn nhận Phong làm con nuôi, đổi sang họ Lưu. Vào thời điểm này, Lưu Bị đã có ý muốn để sau này Lưu Phong kế tục sự nghiệp của mình.
Mắt nhìn người của Lưu Bị rất chuẩn xác. Trong thời kỳ Tam Quốc, ông vô cùng nổi tiếng giỏi nhìn người và dùng người. Những ai được Lưu Bị đề bạt bổ nhiệm, thông thường đều có thể phát huy hết khả năng của mình.
Lưu Bị tính cho Lưu Phong làm người thừa kế, chứng tỏ trên người Lưu Phong có điểm khiến ông yêu thích, sau khi ông qua đời, có thể dẫn dắt bá quan văn võ của Thục Hán, hoàn thành tâm nguyện phò tá nhà Hán của ông.
Tuy nhiên, khi Quan Vũ thất bại ở Kinh Châu, Lưu Bị giận lây sang Lưu Phong vì đã không đem quân sang cứu viện.
Thật ra Lưu Bị và Gia Cát Lượng đều hiểu rất rõ, điều này không thể trách Lưu Phong, suy cho cùng Lưu Phong cũng chỉ mới chiếm được Thượng Dung, nền móng vẫn chưa vững chắc. Thân mình còn lo chưa xong, Lưu Phong đâu có hơi sức đi cứu Quan Vũ?
Nhưng dù sao Kinh Châu cũng đã mất, điều này khiến Thục Hán bị tổn thất nghiêm trọng. Lưu Bị ôm lửa giận trong lòng không có chỗ trút, trách Quan Vũ thì Quan Vũ cũng đã chết rồi, phải có một kẻ khác phải hứng chịu trách nhiệm này và Lưu Phong chính là cái tên bị nhắm đến.
Lý do thực sự khiến Lưu Phong bị ép phải chết
Thật ra ban đầu Lưu Bị không có ý định giết Lưu Phong, nhưng Gia Cát Lượng đã đổ thêm dầu vào lửa, khiến sát tâm trong Lưu Bị nổi lên, không còn lăn tăn do dự thêm nữa.
Gia Cát Lượng nói: "Lự Phong cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự". Câu này có ý gì?
Ý Gia Cát Lượng muốn nói, Lưu Phong tính tình kiên cường dũng mãnh, khi chúa công tại thế có thể khống chế hắn, lỡ như ngài không còn trên đời, sẽ chẳng còn ai có thể kiểm soát hắn nữa.
Con người Lưu Phong dẫn quân có trật tự, chiến đấu dũng mãnh, thường xuyên xung phong kìm hãm và đánh bại kẻ địch giành thắng lợi.
Ngoài ra, trong việc quản lý các quận thành, Lưu Phong cũng có thể một mình đảm đương công việc rất tốt. Có được những kinh nghiệm và thành tích trong quản lý chính quyền như vậy, dù trong quân hay trước các quan văn, Lưu Phong đều có tiếng nói, có uy lực tương đối cao. Những yếu tố này, ở mức độ rất lớn sẽ có cớ để thay đổi một số việc.
Nhưng Gia Cát Lượng lại là nhân vật hàng đầu của phe quan văn Thục Hán, vẫn luôn được Lưu Bị coi trọng, Lưu Bị cũng hy vọng Gia Cát Lượng có thể trở thành vị đại thần tồn tại chỉ để phò tá mình.
Xét về tuổi tác, Gia Cát Lượng trẻ hơn Lưu Bị, ông hoàn toàn có thể trở thành đối tượng để Lưu Bị phó thác con côi sau khi qua đời.
Hơn nữa, Lưu Thiện có năng lực tầm thường, sống trong nhung lụa ở Thành Đô, giống như con chim trong lồng, còn Lưu Phong có nhiều năm chinh chiến, năng lực và kiến thức đều mạnh hơn Lưu Thiện.
Rõ ràng, nếu Lưu Phong còn tồn tại, lưu Thiện sẽ đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Đó cũng là vấn đề khiến Lưu Bị lăn tăn và là lý do sâu sa khiến ông đẩy người con nuôi vào chỗ chết.
Theo ghi chép trong sử sách, Lưu Phong là con cháu của họ Lưu ở quận Trường Sa. Khi Tiên chủ (Lưu Bị) đánh vào đất Ba Thục, Lưu Phong đã hơn hai mươi tuổi. Mà thời điểm này là khoảng năm Kiến An thứ 20.
Tiên chủ nhận Lưu Phong làm con nuôi, khi Lưu Thiện qua đời, theo lý sẽ có quyền thừa kế.
Tuy nhiên, Gia Cát Lượng cho rằng, Thục Hán cần phải ổn định để còn phục vụ mục đích Bắc phạt hoặc Tiên chủ thảo phạt Ngô. Chính bởi thế, sau khi Thục Hán đại bại trong trận Tương Dương - Phàn Thành, Lưu Phong rút lui về Thành Đô đã phải đối mặt với án tử treo ngay trên đầu.
Sau khi Lưu Phong tới được Thành Đô, Gia Cát Lượng e ngại Lưu Phong "cương mãnh, dị thế chi hậu chung nan chế ngự", sợ sau này ông sẽ đe doạ đến địa vị của Lưu Thiện, gây nên tai hoạ về sau, nên đã khuyên Lưu Bị phải diệt trừ Lưu Phong ngay lập tức. Lưu Phong chết trong cuộc chiến thừa tự, trận Tương Dương - Phàn Thành là một căn nguyên, chung quy là vì cơ nghiệp của Thục Hán.
Theo Pháp luật và bạn đọc