Bí ẩn hành tinh lạ một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện một hành tinh lạ, thuộc dạng hành tinh ngoại lai, thuộc hệ thống sao Thổ quay quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời cách xa khoảng 600 năm ánh sáng.

Hành tinh lạ này được đặt tên là EPIC 211945201b hoặc còn gọi là K2-236b, nó nặng gấp 27 lần khối lượng Trái đất.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh lên tới 600 độ C, quá nóng và chắc chắn không thể nào hỗ trợ sự sống trong tương lai được.
Nguồn ảnh: phys. 
Dưới đây là một số thông tin cơ bản chúng tôi biết về nó ngay tại thời điểm này:
· Khối lượng của EPIC 211945201b gấp khoảng 27 lần so với Trái đất và bán kính lớn hơn khoảng sáu lần.
· Hành tinh này quay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời cách xa 600 năm ánh sáng.
· Một năm trên hành tinh này chỉ kéo dài khoảng 19,5 ngày.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ - có thể bạn chưa biết

Quan trọng hơn, khám phá này có thể giúp các nhà khoa học hiểu cách các loại hành tinh lạ hình thành, tiến hóa cùng với sao chủ.
Ngoài ra, giới khoa học Ấn Độ đang hoàn thành các nghiên cứu sau cùng để xác nhận nó là một hành tinh ngoại lai mới trong vũ trụ.
Huỳnh Dũng (theo Phys)