Khám phá cực bất ngờ về hành tinh sáng nhất Vesta

Google News

(Kiến Thức) - Vesta là một trong số các tiểu hành tinh có các mảng sáng và tối trên bề mặt giống như mặt trăng. Các quan sát mới xác định rằng hành tinh sáng này từng chứa nhiều dung nham đỏ chảy qua bề mặt cùng lớp đất bazan trù phú.

Nhìn một cách tổng quát, hành tinh sáng Vesta có hình dạng không đều, gần bằng một hình cầu đường kính: 329 dặm (530 km), khối lượng: 5,886 X 10 20 lbs. (2,67 x 10 20 kg), thời gian quay: 5.342 giờ, độ lệch tâm: 0,886.
Khi hành tinh Vesta tiếp cận Trái đất gần nhất, kính viễn vọng Không gian Hubble đã kịp khám sát và sau đó lập bản đồ bề mặt địa hình của nó. Điển hình cho thấy một miệng núi lửa lớn ở cực nam của tiểu hành tinh.
Nguồn ảnh: Phys. 
Các lớp vỏ bazan của Vesta cũng được hình thành một cách nhanh chóng, trong quá trình mất cả một vài triệu năm. Phun trào núi lửa trên bề mặt tiểu hành tinh này bắt nguồn từ lớp phủ, từng hoạt động kéo dài từ 8 đến 60 giờ.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Dòng dung nham tự phát chảy từ vài trăm mét đến vài kilomet, với độ dày từ 5 đến 20 mét. Dung nham đó sau đó tự nguội nhanh chóng, và nhiều lớp dung nham nguội chồng lên nhau cho đến khi một lớp vỏ hoàn chỉnh hình thành.
Ngoài ra, không giống như hầu hết các tiểu hành tinh, không gian bên trong của tiểu hành tinh Vesta được phân biệt rất rõ. Giống như các hành tinh có mặt đất, tiểu hành tinh Vesta có một lớp vỏ nham thạch nguội lạnh bao phủ một lớp đá, lõi sắt và niken. Điều này cho thấy Vesta nên là một protoplanet, hơn là phân loại nó như một tiểu hành tinh.
Huỳnh Dũng (theo Phys)