Thiên nhiên luôn ẩn chứa các bí ẩn, những điều thú vị thách thức giới khoa học. Mặc dù khoa học ngày nay đã rất phát triển nhưng giới nghiên cứu vẫn đang cố gắng để giải thích các hiện tượng kỳ bí mà đôi lúc ta gọi chúng là "phép màu".
Con mắt của sa mạc Sahara hay còn gọi là cấu trúc Richat - nằm ở Mauritania phía Tây sa mạc Sahara. Cấu trúc trải rộng với đường kính 40km trên mặt đất.
Con người không hề biết đến sự tồn tại của cấu trúc hình con mắt này cho đến khi thực hiện chuyến bay vào vũ trụ.
Hai nhà địa chất học Guillaume Matton và Michel Jébrak ở khoa Khoa học Trái đất và Khí quyển thuộc Đại học Quebec (Montreal) cho rằng, sự hình thành của cấu trúc con mắt bắt đầu cách đây hơn 100 triệu năm.
Lúc đấy, đá nóng chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm bao gồm nhiều lớp đá, giống như một chiếc mụn lớn. Quá trình này cũng tạo ra những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc con mắt. Đá nóng chảy đồng thời hòa tan đá vôi ở gần giữa con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và cho ra đời loại đá đặc biệt tên là breccia.
Một thời gian ngắn sau đó, con mắt phun trào dữ dội, làm sụp một phần mái vòm. Tác động bào mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc và dẫn đến dáng vẻ ngày nay của con mắt.
Những vòng tròn tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau xói mòn với tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu hơn ở gần giữa con mắt là đá núi lửa sinh ra từ vụ phun trào.
2. Hòn đá biết chảy máu
Với vẻ ngoài xù xì thô ráp này, hẳn nhiều người sẽ quả quyết chúng là 1 hòn đá nằm chơ vơ trên bãi biển.
Nhưng không, sự thật chúng là "hòn đá sống" - 1 sinh vật biển độc đáo tên Pyura chilensis, tập trung nhiều ở khu vực Chile và Peru. Đáng sợ hơn, khi bị cắt ra, chúng sẽ để lộ phần thịt đỏ hỏn bên trong.
Pyura chilensis sở hữu hệ thống thần kinh đơn giản - không có bộ não trung tâm. Bên cạnh đó, đời sống tình dục của loài sinh vật nhỏ này rất đặc biệt. Lúc ra đời, tất cả Pyura chilensis đều thuộc giống đực nhưng khi trưởng thành, chúng lại trở nên lưỡng tính.
Chúng sinh sản bằng cách phun những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu Pyura chilensis sống đơn độc, nó sẽ sinh sản bằng cách tự thụ tinh.
3. Cầu vồng trắng
Cầu vồng sương mù (cầu vồng trắng) được tạo ra khi ánh sáng Mặt trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
Cầu vồng trắng có thể được quan sát trong lớp sương mù mỏng khi Mặt trời chiếu sáng. Do những giọt nước trong sương mù rất nhỏ nên cầu vồng trắng chỉ có màu sắc mờ nhạt hoặc không màu.
Theo 1 số chuyên gia, cầu vồng trắng có kích thước lớn như một cầu vồng thông thường nhưng rộng hơn rất nhiều.
4. Núi lửa phun dung nham xanh
Kawah Ljen là một trong những ngọn núi ở vùng lòng chảo núi lửa Ljen rộng 20km ở phía Đông Java, Indonesia. Đặc biệt hơn cả, miệng núi lửa chứa một hồ axit và lưu huỳnh màu xanh rộng hàng km. Vào ban đêm, khí nóng của núi lửa đốt cháy lưu huỳnh và tạo ra những ánh sáng màu xanh kỳ lạ.
Một số khí lưu huỳnh ngưng tụ thành chất lỏng và tiếp tục chảy xuống các sườn núi, tạo cảm giác như dung nham màu xanh đang tan chảy vậy.
5. Hoa hồng sa mạc
Dù cho bạn có quả quyết rằng điều này là vô lý nhưng hoa hồng sa mạc có thực! Hoàn toàn nghiêm túc, những hoa hồng sa mạc này là sự hình thành của các cụm tinh thể thạch cao hoặc baryte, bao gồm rất nhiều hạt cát.
Trung bình, kích thước của một bông hoa hồng sa mạc có đường kính 1,3cm - 10cm. Cụm hoa hồng sa mạc lớn nhất được ghi nhận là có chiều cao khoảng 99cm và nặng hơn 454kg.