Sa mạc Atacama, Chile
Sa mạc Atacama ở Chile liên tục trong vòng hơn 50 năm không hề có một giọt mưa. Không cần nói cũng biết, dưới điều kiện hà khắc đến vậy sẽ chẳng có sinh vật nào có thể tồn tại. Tuy nhiên, lại có duy nhất một loài vi sinh vật có tên endolith là sinh sống ở đây, nó dựa vào hơi nước có trong các khe hẹp của mặt đất hoặc nham thạch để sống.
Hồ Don Juan, Nam Cực
Chốn bồng lai cuối cùng mà con người chưa khai phá, hồ Don Juan ở trên châu Nam cực nổi tiếng là hồ có nồng độ muối cao nhất trên Trái Đất, nồng độ này khiến mọi người đều phải kinh ngạc, tới 40%. Do nồng độ muối trong hồ quá cao, cho nên dù dưới nhiệt độ -50 độ C, nước trong hồ vẫn không hề bị đóng băng. Dù vậy, các nhà khoa học không hề phát hiện ra sự sống của loài sinh vật nào dưới hồ, mà chỉ thấy dấu vết của các loài vi sinh vật.
Vùng nước nóng dưới dưới biển sâu
Trong biển sâu tồn tại một nơi gọi là “ống khói đen”. Ở đó, nước nóng được địa nhiệt nung nóng tới hơn 300 độ C phun ra từ các kẽ nứt. Do “ống khói đen” chứa một lượng lớn chất lưu huỳnh hóa có độc, cho nên có thể nói, đối với bất cứ một loài sinh vật nào cũng không thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt này. Tuy vậy, các loài tôm và sò có nguồn gốc từ vi sinh vật vẫn tồn tại được ở đây, tạo nên một hệ thống sinh thái phức tạp.
Tuy vậy, các loài tôm và sò có nguồn gốc từ vi sinh vật vẫn tồn tại được ở đây, tạo nên một hệ thống sinh thái phức tạp.
Môi trường có bức xạ mạnh
Cho dù trong vùng cấm của khu vực phụ cận trạm phát điện nguyên tử Chernobyl sau khi xảy ra sự cố nổ, vẫn tồn tại sự sống của các loài động vật hoang dã. Hơn nữa, trong khu vực bị tia phóng xạ vũ trụ chiếu liên tục, cũng phát hiện ra các loài vi sinh vật. Do vậy có thể nói, cho dù những môi trường ô nhiễm phóng xạ mà đối với con người là vô cùng độc hại, các loài sinh vật vẫn có thể bền bỉ tồn tại.
Theo Lạc Lạc/Khám phá