Phát hiện sao chổi C / 2016 R2 (Pan-STARRS) cực giàu thứ này

Google News

(Kiến Thức) - C / 2016 R2 (Pan-STARRS) là một sao chổi dồi dào carbon monoxide và thiếu hydrogen cyanide, theo một nghiên cứu mới được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học South Florida (USF) ở Tampa, Florida.

Cụ thể, C / 2016 R2 (Pan-STARRS) là sao chổi Oort Cloud quay quanh mặt trời ở khoảng cách khoảng 740 AU, cách khoảng 20.000 năm ánh sáng tính từ Trái đất cùng một đường quỹ đạo lập dị. Sao chổi đặc thù có màu xanh đậm và một vệt đuôi ion rất phức tạp.

Sao chổi C / 2016 R2 gần đây được quan sát bởi Kacper Wierzchos và Maria Womack ở Đài quan sát Arizona. Chiến dịch quan sát tập trung vào việc tìm kiếm khí thải carbon monoxide (CO) và hydro xianua (HCN) có trong sao chổi này.

 Nguồn ảnh: Phys.

Theo kết quả của các quan sát, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện phát xạ carbon monoxit trung tính có trong sao chổi này.

Họ thấy rằng tỷ lệ sản xuất CO là rất cao và khi so sánh với các sao chổi khác, tỷ lệ này bằng một nửa so với C / 1995 O1 Hale-Bopp ở cùng khoảng cách này với mặt trời.

Do đó, C / 2016 R2 được mô tả bởi Wierzchos và Womack là sao chổi giàu CO, trong đó phát thải carbon monoxit được giả thiết là động lực chính giúp sao chổi này hoạt động đặc thù.

Mời quý vị xem video: 10 hành tinh bí ẩn và kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tỷ lệ sản xuất hydro xyanua thấp hơn nhiều - thấp hơn khoảng 100 lần so với C / 1995 O1 Hale-Bopp ở khoảng cách tương tự.

Để hiểu rõ hơn tính đặc thù của C / 2016 R2, các nhà thiên văn học cũng đã đo tốc độ sản xuất nitơ phân tử (N2). Họ phát hiện rằng sao chổi này cũng giàu N2.

Huỳnh Dũng (theo Phys)