Vì sao voi châu Phi đực thường xuyên "gây chiến" với tê giác?

Google News

Đầu những năm 1990, điều chấn động mới xảy ra thảo nguyên châu Phi, khi những người phụ trách phát hiện nhiều con tê giác sống ở đây đã chết bất thường.

Thảo nguyên châu Phi là thiên đường cho động vật, nơi có rất nhiều loài động vật có thể chạy nhảy tự do trong vùng hoang dã vô tận. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1990, điều chấn động mới xảy ra tại đây, khi những người phụ trách phát hiện nhiều con tê giác sống ở đây đã chết bất thường. Sau khi điều tra, các nhân viên cuối cùng đã tìm ra thủ phạm thực sự đã giết chết con tê giác, đó là loài voi.

Voi châu Phi là loài động vật đáng sợ nhất trên cạn. Chúng đôi khi tỏ ta rất hung dữ và tàn ác, với sức mạnh gấp 10 lần hổ Siberia. Ngay cả một đàn sư tử cũng chỉ có thể bỏ chạy trong hoảng loạn khi những con voi bắt đầu phát điên.

Đặc biệt trong thời kỳ động dục, những con voi đực châu Phi đơn thân thường ép tê giác giao phối với mình để trút giận, nếu không tuân thủ sẽ bị trực tiếp giết chết. Vậy tại sao loài voi lại có hành vi bất thường như vậy? Trong quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu khoa học liên quan phát hiện ra rằng nguyên nhân sâu xa khiến voi cưỡng hiếp tê giác thực chất là do hành vi của con người.

Vi sao voi chau Phi duc thuong xuyen

Voi châu Phi là loài động vật có tính xã hội cao. Chúng thường sống theo nhóm khoảng 20-30 thành viên. Con cái lớn tuổi nhất là con đầu đàn và hầu hết các thành viên đều là con cái. Hệ thống phân cấp của đàn voi rất nghiêm ngặt nhưng các thành viên thường rất thân thiện và hiếm khi xảy ra xung đột dù là ăn uống hay di chuyển, mọi việc đều có trật tự, chăm sóc con của nhau nhưng voi đực không tham gia vào nhóm, chúng sẽ bị đuổi khỏi đàn khi đến tuổi trưởng thành.

Voi được biết đến là loài động vật có tính xã hội cao, chúng sống theo gia đình và đứng đầu đàn là một con voi cái già. Hàng ngày, dù là ra ngoài kiếm ăn hay tìm nơi ở thì mọi hành động đều phải do voi đầu đàn chỉ đạo, voi đực trưởng thành có trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cho đàn voi.

Voi mẹ sinh sản bốn đến sáu năm một lần, cho đến khi nó mất khả năng sinh sản ở tuổi năm mươi, và toàn bộ quá trình trưởng thành của voi diễn ra rất chậm, nên các thành viên trong đàn đều chia sẻ trách nhiệm chăm sóc voi con với nhau.

Khi đến tuổi trưởng thành, những con voi đực trẻ sẽ rời đàn để gia nhập đàn voi đực và những con voi cái trưởng thành sẽ được ở lại đàn. Trong đàn voi đực, những con voi đực già sẽ đích thân dạy cho những con voi đực trẻ tuổi cách tự hỗ trợ bản thân. Với sự gia tăng nạn phá rừng của con người và số lượng thợ săn bất hợp pháp ngày càng tăng, cấu trúc nhóm xã hội voi này đã bị phá hủy.

Sau khi môi trường sống bị ảnh hưởng, nhiều voi đực con còn non đã mất đi sự bảo vệ của các thành viên trong gia đình. Chúng thậm chí còn chưa thành thạo cách thể hiện tình yêu cũng như cách sinh sản, và nếu không có sự hướng dẫn thích hợp, chúng sẽ không biết hành vi giao phối và sinh sản đúng đắn là gì. Vì vậy, trong mắt một số con voi đực, tê giác không có khả năng tự vệ sẽ dễ dàng trở thành bạn tình của chúng, điều này đã vô tình khiến tê giác trở thành nạn nhân.

Vi sao voi chau Phi duc thuong xuyen

Voi đực thường rời đàn ở tuổi 14. Nhưng sự trưởng thành về giới tính không xảy ra cho đến khi chúng được 18 tuổi, tuy nhiên chúng cần tiếp tục trau dồi sức mạnh và trau dồi kinh nghiệm, rất có thể phải đến khoảng 30 tuổi mới có quyền giao phối. Khi thời kỳ động dục đến, voi đực có thể rất đáng sợ, nồng độ testosterone trong cơ thể chúng tăng gấp 20 lần, khiến cho tính khí của chúng trở nên hung dữ bất thường.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến voi cưỡng hiếp tê giác có liên quan trực tiếp đến trí nhớ của voi. Ở động vật có vú, voi có hơn hai trăm tỷ tế bào thần kinh, nhiều gấp ba lần con người và những tế bào thần kinh này mang lại cho voi khả năng ghi nhớ siêu phàm.

Vì vậy, khi nhiều thợ săn trái phép săn lùng và giết hại dã man bố mẹ của voi con, khi được chứng kiến cảnh tượng tàn bạo như vậy, những tổn thương về tâm lý sẽ ghim sâu vào trong não của voi con. Chúng thiếu sự đồng hành của nhóm, không có sự hướng dẫn của những con trưởng thành và những ký ức đau buồn này đi cùng với quá trình lớn lên của voi con, điều này cũng khiến voi con dần hình thành tâm lý và hành vi bạo lực.

Một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự sợ hãi bất thường hoặc các cuộc tấn công quá mức cũng xuất hiện ở những con voi có tổn thương tâm lý này. Chúng trở thành những con voi không biết yêu, và khi chúng dần trưởng thành, với lượng hormone khổng lồ được sinh ra trong cơ thể, chúng sẽ không biết phải xử lý như thế nào và tê giác lúc này sẽ trở thành vật thế thân để chúng trút giận.

Dưới sự cưỡng bức giao phối, nhiều con tê giác sẽ chết một cách bi thảm. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa con người và loài voi ngày càng trở nên trầm trọng hơn, và nếu không có nạn khai thác gỗ, săn bắn trái phép bừa bãi của con người thì có lẽ voi đực sẽ không thực hiện hành vi cưỡng hiếp tê giác một cách cực đoan như vậy.

Vi sao voi chau Phi duc thuong xuyen

Nếu voi không ngừng cưỡng hiếp tê giác, điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều tê giác sẽ chết. Làm thế nào để ngăn chặn voi cưỡng hiếp tê giác?

Nguyên nhân sâu xa của con đường tàn bạo và lệch lạc này đối với loài voi là do con người, nên con người vẫn cần phải giải quyết hành vi này. Ví dụ như bảo vệ môi trường sinh thái, trồng cây, chấm dứt nạn săn bắt trái phép, trả lại môi trường sống cho loài voi, khôi phục cấu trúc xã hội của loài voi để những chú voi đực nhỏ có được tình yêu thương của cha mẹ, nhận được sự hướng dẫn đúng đắn và thay đổi quan niệm méo mó về sự kết đôi này.

Ngoài ra, cũng cần sự can thiệp của những người có liên quan để giúp đỡ những con voi đực chữa lành vết thương tâm lý, dần dần hành vi lệch lạc này sẽ được ngăn chặn một cách hiệu quả.

Theo Đức Khương/Người Đưa Tin