1. Trẻ nói rằng “Tai con bị ù, con không nghe rõ”. Đây có thể là do trong tai của trẻ có quá nhiều ráy tai làm cản trở tới việc tiếp nhận âm thanh bên ngoài.
2. Trẻ thường xuyên hỏi lại bạn rằng “gì cơ ạ?”
3. Trẻ thường tập trung sự chú ý vào miệng người nói.
4. Trẻ chậm xác định phương hướng âm thanh là biểu hiện rõ nhất của việc bé có vấn đề về thính giác. Để kiểm tra, người lớn có thể phát ra tiếng ồn xem trẻ có nhận ra nơi khởi nguồn của âm thanh không.
5. Trẻ phát âm không chính xác hoặc kể chuyện không được rõ ràng, đặc biệt là trẻ có dấu hiệu chậm nhận biết âm thanh hơn so với bạn bè cùng lứa. Người lớn có thể kiểm tra khả năng nghe của từng tai bằng cách bịt một tai của trẻ và xem thính giác của trẻ có bính thường không.
6. Trẻ không tập trung trên lớp, thường xuyên không nghe thấy bạn bè hoặc thầy giáo gọi.
7. Trẻ ngồi rất gần khi xem tivi và bật âm thanh tương đối lớn.
|
Ảnh minh họa. |
Nếu bé có những biểu hiện như trên thì người lớn hãy mau đưa trẻ tới các bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và
điều trị. Ngoài ra, trong cách
chăm sóc tai cho trẻ hàng ngày, người lớn cần phải chú ý”
- Khi tắm, không được để nước hoặc các loại hóa chất lọt vào tai của trẻ
- Khi cho trẻ đi bơi, nên dùng dụng cụ chuyên dụng đẻ tránh nước lọt vào tai.
- Đưa trẻ đi khám tai định kỳ, đối với trẻ nhỏ thì cách khoảng từ 2 đến 3 tháng, bé lớn từ 2 tuổi trở đi thì nên khám tai định kỳ 6 tháng/lần.
Phương pháp rèn luyện thính giác cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Khi trẻ được 3 tuổi, khẳ năng ngôn ngữ cũng như thính giác đã có những sự phát triển nhất định. Bé càng lớn thì khả năng đó càng phát triển với mức độ phức tạp và sinh động hơn. Chính vi thế mà người lớn có thể dùng các phương pháp sau để rèn luyện khả năng nghe cho bé:
|
Ảnh minh họa. |
1. Vừa nhìn vừa nghe. Đối với trẻ bắt đầu được 3 tuổi, người lớn có thể rèn luyện thính giác cho trẻ bằng cách tìm một mẩu truyện tranh đơn giản, sau đó hãy cho trẻ xem tranh và nghe kể chuyện. Người lớn nên để trẻ tập trung vào việc nghe và xem tranh chỉ là phụ họa. Sau một thời gian, có thể kiểm tra bằng cách để trẻ nhìn tranh và nói ra chủ đề của bức tranh đó. Khi trẻ được 4 tuổi, trẻ đã có thể vừa dùng ngón tay để chỉ các bức tranh và kể chuyện. Bạn có thể cho kể cho bé nghe để bé tập trung vào câu truyện và sau đó, yêu cầu bé dùng ngôn ngữ của mình để kể lại câu chuyện.
2. Cùng với việc tích lũy dần những kỹ năng sống trong quá trình phát triển, trẻ sẽ có ấn tượng nhất định về những âm thanh mà trẻ đã được nghe. Người lớn có thể thu vào băng một vài âm thanh trên đường phố hay trong gia đình, ví dụ như tiếng còi xe, tiếng chim hót, tiếng vòi nước chảy hay giọng nói của người thân và cho bé đoán. Việc thay thế bằng các âm thanh tiếng kêu của động vật cũng là một phương pháp thú vị khiến trẻ cảm thấy hứng thú.
3. Cho bé nhận biết giọng nói của nhiều người thân khác nhau cũng là cách rèn luyện thính giác cho trẻ. Hơn nữa, người lớn có thể cho trẻ nghe nhiều bài hát khác nhau cũng giúp bé nắm vững được giai điệu và rèn luyện thính giác tốt hơn.
Gia Linh