1 - Cho bé bú quá lâu. Các mẹ thường bỏ qua điều này, cứ thấy con khóc đói là lại cho bú nhiều. Sữa mẹ có hàm lượng protein cao, chất béo thấp. Bé bú càng lâu thì lượng protein giảm và chất béo tăng nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé. Hơn nữa, bé ngậm ti quá lâu sẽ khiến phần da đầu ti dễ viêm nhiễm. Mẹ nên cho con bú khoảng 10 phút là đủ.
2 - Cho con bú khi đang căng thẳng. Việc mẹ stress có thể ảnh hưởng đến giây thần kinh giao cảm làm cho cơ thể tiết ra chất noradrenalin và adrenaline. Những chất này khiến cơ thể mẹ xuất hiện những phản ứng như tim đập hanh, mạch máu thu nhỏ, huyết áp cao ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa.
Hơn nữa, mẹ tức giận sẽ tiết ra một loại độc tố gây độc hại cho các cơ quan nội tạng ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của bé.
3 - Hâm sữa bằng lò vi sóng. Đây là phương pháp được nhiều mẹ dùng. Tuy nhiên, lò vi sóng thường khó căn chỉnh nhiệt độ, dễ làm sữa bốc hơi dưỡng chất. Do đó, khi muốn hâm sữa, mẹ nên chưng cách thủy trong 3 đến 4 phút hoặc dùng máy hâm sữa dành riêng bé. Khi đã hâm, mẹ đừng bao giờ quên thử nhiệt độ trước khi cho bé ti.
4 - Chỉ cho bé bú một bên. Thật sai lầm khi nhiều mẹ thấy bầu sữa nào nhiều hơn thì cho con bú. Sữa mẹ tiết ra lúc đầu và cuối giai đoạn bé bú khác nhau. Sữa đầu khi bé bú chứa nhiều nước hơn chất dinh dưỡng và ngược lại sữa mẹ tiết ra sau đó nhiều chất dinh dưỡng cần cho bé phát triển. Do đó, mẹ nên để bé bú hết sữa một bên bầu vú rồi chuyển qua bên còn lại cho bé bú tiếp.
5 - Cho ăn trước khi cho bú. Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Điều này sẽ làm cho bé không thích ăn sữa mẹ do sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn ti mẹ. .
Tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi con không bú sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ
6 - Bỏ qua sữa non. Một số bà mẹ bỏ qua sữa non trong tuần đầu sau sinh thì thật sai lầm. Sữa non không chỉ cũng cấp dưỡng chất cần thiết cho bé mà còn chứa những hàm lượng đề kháng cao, giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều vi lượng như sắt, đồng, kẽm.
Bạn đừng nhìn màu sữa non có vẻ không ngon mà bỏ đi không cho con bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ có nhiều hay ít sữa hay không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ thì tuần đầu tiên nhất định vẫn phải cho bé bú sữa non.
7- Sữa mẹ vắt ra sẽ mất dinh dưỡng? Với những bà mẹ phải đi làm sớm, không thể cho con bú trực tiếp, mẹ bị căng tức, đầu vú nứt, khó khăn trong việc cho bé bú, mẹ có thể vắt sữa ra và lưu trữ trong tủ lạnh, để bé bú dần. Sữa sẽ không bị mất chất nếu được bảo quản đúng cách.
Mẹ nên để sữa vào tủ lạnh để có thể dự trữ được trong 48 giờ (ngăn mát) và 3 – 4 tháng (ngăn đông lạnh). Ngoài ra, muốn vắt sữa đỡ đau và sữa ra nhiều, mẹ có thể dùng máy hút sữa có đệm matxa để thấy dễ chịu hơn.
Trần Linh