1 - Không cho trẻ ăn sữa non. Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm.
|
Ảnh minh họa.
|
2 - Cho ăn trước khi cho bú. Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú.
3 - Cho con bú đêm. Nhiều người thường lầm tưởng sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé trong suốt một đêm nên nửa đêm khi con đang ngủ thường gọi dậy để cho bú. Tiến sĩ Hoffman khuyên các bà mẹ nên tin tưởng vào sữa của mình và hoàn toàn có thể ngủ đủ giấc cùng con mà không cần thức dậy giữa chừng.
4 - Cho bé bú quá lâu. Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé. Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.
5 - Trẻ chỉ ngậm núm vú. Miệng của bé cần ôm trọn quầng vú, điều này vừa giúp giảm tình trạng bé nuốt hơi vừa giúp núm vú không bị đau rát và nứt nẻ. Để trẻ không ngậm núm vú, bạn nên cà núm vú vào phần giữa mũi và môi bé, nó sẽ khiến miệng bé mở rộng, ôm trọn được cả quầng vú.
6 - Cai sữa khi đi làm. Trở lại với công việc có thể gây áp lực cho những bà mẹ sinh con lần đầu và cả những bà mẹ sinh con lần 2 bởi những khó khăn do tìm 1 nơi yên tĩnh, sạch sẽ để vắt sữa, tận dụng thời gian nghỉ trưa để về cho con bú…Đừng bỏ cuộc, hãy kiên trì bởi mọi khó khăn đều có thể tan biến khi bạn biết rằng sữa mẹ mang lại những điều quý giá hơn thế.
7 - Hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng. Đây là phương pháp được nhiều mẹ dùng, tuy nhiên lò vi sóng thường khó canh chỉnh nhiệt độ, dễ làm sữa bị mất chất dinh dưỡng. Do đó, khi muốn hâm sữa, mẹ nên chưng cách thủy bằng nước sôi trong 3-4 phút hoặc dùng máy hâm sữa có chế độ cài đặt thời gian.
8 - Cho bé bú khi đang tức giận. Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Linh Chi (TH)