Được biết cách đây bốn năm, một đàn ngỗng trời ở Anh đã trực tiếp hại chết bốn lính Không quân Mỹ khi chiếc trực thăng của họ lao vào đàn ngỗng này và đâm thẳng xuống đất sau đó.
Không quân Mỹ cho biết, chim và động vật hoang dã có thể bay trên bầu trời đã đặt ra một mối đe dọa chết người cho các máy bay quân sự và phi hành đoàn của họ. Từ năm 1985 đến năm 2016, các sự cố chim đâm vào động cơ máy bay – bird strike đã giết chết 36 phi công Mỹ, phá huỷ 27 máy bay của Không quân Mỹ và thiệt hại lên đến hơn một tỷ đô la.
|
Ảnh minh hoạ. Nguồn: BI.
|
Theo tờ Military Times, mặc dù công nghệ phòng vệ đã được cải thiện, số lượng sự cố đã giảm, nhưng tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra. Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2017, Không quân Mỹ đã trải qua 418 tai nạn liên quan đến động vật hoang dã, dẫn đến thiệt hại 182 triệu đô la.
Chỉ riêng loài Ngỗng Canada đã tiêu tốn của Không quân Mỹ gần 100 triệu đô la từ năm tài chính 1995 đến năm tài chính 2016.
Để chống lại mối đe dọa do chim gây ra, Căn cứ Không quân Ellsworth ở Nam Dakota đã cài đặt một hệ thống ngăn chặn chim tự động - các khẩu pháo đặc biệt được thiết kế để giữ cho các con vật di chuyển tránh xa sân bay.
Hệ thống trị giá $150,000 giúp giảm sự tiếp cận của loài chim với động cơ máy bay bao gồm một khẩu pháo quay và một bể chứa khí propane. Khẩu pháo tạo ra một âm thanh lớn tương tự như một vụ nổ để dọa những con chim bay đi xa khỏi nơi phát ra tiếng động. Trong một số các thông cáo báo chí liên quan, một số đơn vị còn trang bị thêm loa phát ra các tiếng động của thiên địch của ngỗng trời để tăng tác động khiến các loài chim này bay đi xa.
"Chim là một vấn đề lớn đối với các hoạt động máy bay của chúng tôi", James McCurdy, một viên chức bảo an của Không quân Mỹ đã giải thích cho AP. "Thường vào giữa mùa di cư của loài chim (tháng 10, tháng 11, tháng 4 và tháng 5), ít nhất một lần trong tuần sẽ xảy ra các cuộc va chạm giữa các loài chim và các máy bay của chúng tôi, tiêu tốn thiệt hại hàng trăm nghìn đô la mỗi năm”
|
Ảnh minh hoạ. Nguồn: BI.
|
Bên ngoài nhân lực, một số công cụ khác đã từng được sử dụng để giữ chim tránh xa khỏi máy bay của Mỹ. Trong quá khứ Không quân Mỹ từng sử dụng Hệ thống cảnh báo nguy hiểm gia cầm (AHAS) vớ một radar có thể theo dõi và radar phát hiện chim để cảnh báo sớm vấn nạn này cho các phi công trước khi bay.
Không phải mọi căn cứ không quân đều được trang bị những hệ thống cảnh báo chim trời này. Tại Ellsworth, nơi có một chiếc máy bay ném bom B-1 Lancer của Không quân, cách duy nhất để đuổi chim là dùng… súng ngắn bắn doạ chúng.
Mời độc giả xem Video: Thử nghiệm mức độ của một con chim với động cơ phản lực của máy bay.
Tuấn Anh