Kéo lê chó trên đường, chủ nhận "quả đắng"

Google News

Đối mặt án tù vì kéo lê chú chó trên đường

 

Keo le cho tren duong, chu nhan

Chú chó 4 tháng tuổi bị kéo lê trên đường bằng sợi dây buộc ở cổ. (Ảnh cắt từ clip).

Đoạn video ghi cảnh người đàn ông kéo lê chú chó nhỏ trên đường phố được đăng tải tại fanpage của Hiệp hội bảo vệ động vật Malaysia. Sự kiện gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.

Theo Sinar Harian, sự việc xảy ra tại thành phố Kota Bharu, người đàn ông trong clip là Ibrahim Hamat (51 tuổi).

Trong đoạn video, chú chó bị lôi đi bằng sợi dây buộc trên cổ. Hai chân sau của nó dường như gặp vấn đề nên không thể bắt kịp tốc độ của người chủ và bị kéo lê một đoạn dài.

Theo quy định tại Đạo luật phúc lợi động vật của Malaysia, những người có hành vi ngược đãi động vật có thể bị phạt 20.000-100.000 ringgit (khoảng 108-544 triệu đồng), đối mặt án tù tối đa 3 năm hoặc cả 2 hình phạt trên.

Ngày 7/6 vừa qua, tòa án đã xét xử hành vi ngược đãi động vật của Ibrahim Hamat. Tại phiên tòa, người này thừa nhận tội gây tổn thương cơ thể cho chú chó 4 tháng tuổi của mình.

Kết quả, Hamat phải chịu mức phạt 25.000 ringgit (hơn 136 triệu đồng). Nếu không thể nộp phạt, người này có thể đối mặt án tù 4 tháng.

Người Paris thưởng thức cà phê vỉa hè sau đại dịch

Keo le cho tren duong, chu nhan

Các quán cà phê của Paris được phép mở cửa trở lại nếu có không gian ngoài trời. (Ảnh: Reuters).

Theo Reuters, người dân Paris háo hức khi có thể thưởng thức một tách espresso vào buổi sáng ở các bàn cách nhau khoảng một mét khi chính phủ cho phép các quán cà phê và nhà hàng mở cửa ngoài trời cũng như gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và cho phép tắm nắng trên bãi biển.

 

 

 

 

Trên khắp Paris, chủ các quán cà phê lấn chiếm vỉa hè để đặt được nhiều bàn hơn. Mỗi quán phải gửi cho chính quyền địa phương cách bố trí bàn của họ qua mạng và được kiểm tra vài ngày sau đó.

Một số quán kém may mắn khi không có hoặc có ít không gian ngoài trời. Cửa hàng Brasserie Lipp đối diện với Cafe de Flore, nơi từng phục vụ trong suốt Thế chiến thứ hai, vẫn chưa thể mở cửa trở lại vì... không còn vỉa hè.

Hoạt động kinh doanh trở lại chậm chạp. Những người phục vụ đeo khẩu trang vẫn đang tìm cách thích nghi với điều kiện mới. Một số quán thay thế menu giấy bằng bảng phấn, số khác yêu cầu khách hàng quét mã vạch để hiển thị menu trên điện thoại.

Quán bia Le Bourbon đặt khoảng một chục bàn trong quảng trường nhỏ phía sau tòa nhà quốc hội. Người quản lý Jean-Pierre Viala đang phấp phỏng khi dự báo có mưa vào cuối tuần.

Bên cạnh thời tiết, nhiều cửa hàng phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế. Do vậy, họ cần phải đợi đến khi biên giới mở cửa mới hy vọng hoạt động trở lại như bình thường.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Tài chính Bruno le Maire ngày 2/6 hứa sẽ hỗ trợ tài chính cho các quán cà phê và nhà hàng hoạt động đến cuối năm 2020.

Mẹ nhỏ nhầm cồn vào mũi khiến bé trai 8 tháng tuổi phải lọc máu

Keo le cho tren duong, chu nhan

Bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc cho bệnh nhi 8 tháng tuổi bị ngộ độc methanol. (Ảnh: Viettimes)

Bác sĩ Trần Đăng Xoay, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trên báo Tiền Phong, Khoa vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhi được chuyển từ tuyến dưới đến trong tình trạng quấy khóc, tổn thương mắt, toan chuyển hóa.

Khai thác tiền sử từ gia đình, các bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhi bị ngộ độc methanol do người mẹ rửa mũi cho con nhưng nhỏ nhầm dung dịch cồn methanol 90 độ. Ngay lập tức, bệnh nhi được xử trí cấp cứu đảm bảo các chức năng sống về hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục.

Sau gần 1 ngày điều trị lọc máu liên tục, tình trạng bệnh nhi ổn định, các chỉ số trở về ngưỡng bình thường. Hiện, bệnh nhi tiếp tục được theo dõi điều trị các biến chứng do ngộ độc.

Để tránh những tai nạn sinh hoạt không đáng có cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo: Gia đình cần cẩn thận trong việc trông nom, chăm sóc trẻ nhỏ. Phụ huynh cần lưu ý tránh để lẫn các vật dụng mà khi sử dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, đơn cử như nước muối sinh lý và cồn methanol. Những hóa chất có thể gây nguy hiểm cho trẻ như dầu hỏa, xăng, dầu nhờn, nước giặt, nước sôi... phải để xa tầm tay của trẻ.

Theo Việt Hương/Doisongphapluat