Tên tội phạm kỳ lạ nhất lịch sử nước Mỹ: Cái kết gây tranh cãi

Google News

Dù là một tên sát nhân nhưng cái chết của Rulloff là bản án gây nhiều tranh cãi. Không ít nhà trí thức đặt ra câu hỏi, giữa việc bị treo cổ và làm nghiên cứu, việc nào thích hợp hơn với Rulloff.

Ngày nay, hồ Cayuga được biết là một địa điểm tuyệt đẹp và nổi tiếng của New York. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng cách đây hơn 170 năm, đây từng nơi cực kỳ đáng sợ khi chứng kiến tội ác kinh hoàng của một kẻ giết người kỳ lạ, tên tội phạm khó hiểu và gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Mỹ - Edward Howard Rulloff. Thậm chí, các nhà khoa học thế kỷ XIX từng muốn phân tích bộ não của Rulloff để xem nó chứa đựng điều gì trong đó.
Án tử cho tên sát nhân
Phiên toà xét xử Rulloff bắt đầu ngày 4/1/1871 với sự theo dõi của khoảng 2000 người mỗi ngày. Lượng báo phát hành tăng đột biến. Rulloff bị dư luận lên án gay gắt và yêu cầu mức án cao nhất. Ngày 3/3/1871, toà đã tuyên Rulloff phạm tội trộm cắp, giết người cấp độ 1 và phải thi hành án treo cổ.
Ten toi pham ky la nhat lich su nuoc My: Cai ket gay tranh cai
 Lệnh treo cổ của Rulloff.
Tuy nhiên, rất nhiều người từng theo học Rulloff trước đây hoặc thậm chí những người không quen biết đều cho rằng một thiên tài như vậy thì không thể là một sát nhân được.
Trong những ngày chờ đợi ra pháp trường, Rulloff tiết lộ với một quản giáo về tung tích của vợ mình. Rulloff cho biết vợ chồng anh ta đã cãi nhau vì đứa con. Trong lúc nóng giận, Rulloff vớ lấy cái chày đánh liên tiếp vào đầu vợ, khiến cô ngã lăn ra sàn. Rulloff cố gắng làm vợ tỉnh lại và băng bó vết thương, nhưng Harriett vẫn bất tỉnh và đã chết trong đêm đó. Rulloff đặt thi thể vợ trong một chiếc hòm lớn rồi tìm cách đưa ra hồ Cayuga và đẩy xác cô xuống dòng nước. Sau đó, Rulloff bịa ra câu chuyện về việc Harriett rời khỏi nhà. Còn cô con gái, Rulloff không bao giờ kể với ai bất cứ điều gì liên quan, ngoại trừ việc cho đứa bé uống thuốc ngủ để ngăn không cho khóc.
Ten toi pham ky la nhat lich su nuoc My: Cai ket gay tranh cai-Hinh-2
Các sinh viên y khoa đào xác Rulloff. 
Ở trong tù, Rulloff tiếp tục thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Đánh giá Rulloff là người có chuyên môn cao, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ hoàn hảo, nhiều người đã gửi thư vào tù cho Rulloff nhờ giúp đỡ trong công việc nghiên cứu của họ. Người ta còn đổ tới nhà tù chỉ để một lần được tận mắt nhìn thấy Rulloff. Tên sát nhân dường như không bận tâm tới cái chết sắp tới, luôn viết lách và nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ.
Ngày 18/5/1871, Rulloff bị đưa lên giá treo cổ trước sự chứng kiến của hàng nghìn người. Rulloff chết lúc 11h40. Đây cũng là vụ treo cổ công khai cuối cùng ở New York.
Kết cục gây tranh cãi
Tên tuổi của hắn vẫn gây tranh cãi trong suốt thời gian sau này. Nhiều người luôn bộc lộ sự tiếc nuối bộ não thiên tài của Rulloff mặc dù đây cũng chính là kẻ sát nhân. Trước đó, nhiều người đã băn khoăn có nên treo cổ hắn hay không hoặc có một bản án nào khác cho sát nhân này thoát tội nhằm phục vụ cho lợi ích khoa học.
Thậm chí cả lúc cảnh sát trưởng thông báo thi hành án treo cổ, Rulloff vẫn đang bận giải thích những ý tưởng của mình cho các nhà nghiên cứu và phóng viên. Do vậy, không ít nhà trí thức đặt ra câu hỏi, giữa việc bị treo cổ và làm nghiên cứu, việc nào thích hợp hơn với Rulloff.
Thi thể của Rulloff sau đó được chôn tại một nghĩa trang, nhưng về sau đã bị một số sinh viên y khoa đào lên. Bộ não của Rulloff đã đến tay Burt Green Wilder - một nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Cornell. Green Wilder bắt đầu sưu tầm não người từ năm 1889 nhằm tìm hiểu xem liệu sự khác nhau về kích cỡ, hình dạng, đặc tính hóa học, hoặc trọng lượng có thể ảnh hưởng thế nào đến các hành vi nhất định hoặc các loại tính cách, kể cả bệnh tâm thần.
Nghiên cứu bộ óc của Rulloff, Tiến sĩ Burt phát hiện ra Rulloff là kiểu người có xu hướng phạm tội và thổi phồng thực tế cho phù hợp với lý thuyết của mình. Với kích cỡ tương đương với bộ não của nhiều thiên tài, bộ não của Rulloff nặng khoảng 1,7 kg - nặng hơn hầu hết những bộ não nam giới trưởng thành. Bộ não của Rulloff vẫn được giữ lại cho đến ngày nay và được bảo quản bằng phoóc – môn.
Theo Đàm Anh/Dân Việt