Hội Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Việt Nam, thành lập năm 2002, là thành viên của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, với tư cách là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội tập hợp rộng rãi các cá nhân và tổ chức, tranh thủ và phát huy mọi nguồn lực nhằm góp phần bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển bền vững đất nước.
Ông Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, thời gian qua, trong điều kiện có những khó khăn và hạn chế, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã có những cố gắng nhất định trong việc triển khai tập trung thực hiện 3 định hướng đó là: “Đưa nước sạch đến với người nghèo, Biến chất thải thành tài nguyên, cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu”. Hội cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức các lớp tập huấn kiến thức nâng cao năng lực cho lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể xã hội ở cấp cơ sở thay đổi hành vi trong cộng đồng trong việc đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt.
Chia sẻ thêm, ông Ngọc cho hay, Hội đã đoàn kết nhất trí, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức hội ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Văn phòng đại diện Hội Nước sạch và Môi trường tại TP Hồ Chí Minh, đơn vị trực thuộc Hội là Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của một số Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đối với hoạt động của Hội nên đã đạt được những kết quả nhất định và thực hiện tốt định hướng mục tiêu của Hội là “Đưa nước sạch đến với người nghèo”; “Biến chất thải thành tài nguyên”; “Cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Hội đã tổ chức thành công và hoàn thành Đề án truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường dành cho người dân khu vực phía Bắc giai đoạn 2007 – 2010, được Hội đồng nghiệm thu cấp và hiện đang được các cơ quan hữu quan quyết định đầu tư và triển khai thực hiện.
Tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, in ấn và phát hành 02 ấn phẩm chuyên san “Môi trường và Cuộc sống”. Phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường in ấn, phát hành 400 cuốn sách “Sổ tay truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường’’.
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường Trung ương Hội phối hợp với Bộ, ngành và tỉnh tổ chức mít-tinh và triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả thiết thực như: hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, nguồn nước thải; tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu dân cư tổng vệ sinh nơi công cộng và ở gia đình, tạo sự chuyển biến về nhận thức; tổ chức hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn ở Bắc Giang xây dựng mô hình gia đình phụ nữ “5 không, 3 sạch“ trong gia đình hội viên và cộng đồng. Trung ương Hội phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên đồng tổ chức mít tinh và động thổ xây dựng Trạm cấp nước tại trường PTTH nội trú dành cho các con em dân tộc thiểu số tại xã Bình Yên, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Hội đã phối hợp với Quỹ Nước sạch – Vệ sinh môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tiền phong tổ chức thành công buổi truyền hình phát động gây Quỹ “Nước sạch đến với người nghèo”. Buổi lễ đã kêu gọi được trên 2 tỷ đồng để hỗ trợ Dự án cấp nước sinh hoạt tại một số địa phương gặp khó khăn về nước sinh hoạt, như Thái Nguyên, Nghệ An. Trong đó, Trạm cấp nước sinh hoạt xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, và Trạm cấp nước sinh hoạt xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã được khánh thành và đưa vào hoạt động.
Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thành công “Hội nghị điển hình tiên tiến Toàn quốc về bảo vệ môi trường và cung cấp nước sạch” với sự tham gia của gần 600 đại biểu đến từ nhiều vùng, miền trong phạm vi cả nước.
Phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Bắc Giang, tỉnh Thái Nguyên tổ chức thành công lớp tập huấn“Nâng cao năng lực đàm phán, kêu gọi tài trợ, xây dựng, quản lý, triển khai thực hiện dự án’’ phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bà Rịa – Vũng Tàu và Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định,Thái Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Chương trình MTQG về ứng phó với BĐKH.
Phối hợp với Tổng cục Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan tổ chức thành công Hội thảo “Đối thoại chính sách giữa các bên có lợi ích liên quan trong việc xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng’, in ấn phát hành 200 cuốn Kỷ yếu Hội thảo là những bài viết tham luận của các Giáo sư, Tiến sỹ, Chuyên gia pháp lý... đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực sử lý môi trường công nghiệp và đô thị.
Hội phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông – Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội tỉnh Thái nguyên chỉ đạo làm điểm “Truyền thông chuyển đổi hành vi thân thiện với môi trường trong cộng đồng dân cư’’ tại xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và hướng dẫn tuyên truyền cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Nhiều tỉnh Hội tham gia tích cực trong việc thực hiện tiêu chí 17 xây dựng nông thôn mới; tham gia đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh về kết quả triển khai, thực hiện quy định của pháp luật trong quản lý an ninh nguồn nước và an toàn cấp nước phục vụ mục đích sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Các Doanh nghiệp thành viên và Hội tỉnh đang tích cực tìm kiếm khai thác các nguồn lực, ký kết chương trình phối hợp với các tổ chức, đơn vị để mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến nước sạch và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho hoạt động và sự phát triển của các cấp hội từ Trung ương đến địa phương. Hưởng ứng, tham gia lễ phát động nhân các sự kiện “Ngày nước Thế giới”, “Ngày làm cho Thế giới sạch hơn”, “Tháng hành động vì vệ sinh môi trường”, “Ngày môi trường thế giới” và phong trào “Chống rác thải nhựa”. Tham gia nhiều chương trình, việc làm thiết thực, vận động người dân xây dựng, cải tạo, xây mới các công trình vệ sinh, hướng dẫn quản lý các công trình cấp nước sạch và vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường trong khu dân cư.
Hội đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo về tái chế và sử dụng chất thải nhựa tự phân hủy tại thành phố Hồ Chí Minh.; Đã thực hiện Đề tà: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn Đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên và đề xuất các quy định quản lý. Hội đã tham gia Đề xuất Tổng quan về thực tiễn quản lý Tài nguyên nước hiện nay, các vấn đề và giải pháp nghiên cứu điển hình lưu vực, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tham gia phản biện, xây dựng chính sách pháp luật vào Dự thảo “Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2021 – 2030”. Cụ thể, trong Dự thảo Quy hoạch, Hội đã đóng góp ý kiến bổ sung thêm nhiệm vụ: “Nâng cao hiệu quả quản lý Tài nguyên và Môi trường nước dựa vào cộng đồng” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, trong đó Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Hội còn đặc biệt chú trọng tới tư vấn phản biện và giám định xã hội như tham dự Hội thảo khởi động xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức; Hội đang thực hiện Đề tài cấp Bộ về: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn Đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư đến di sản thiên nhiên và đề xuất các quy định quản lý.
Đề xuất một số nhiệm vụ trình các Ban chuyên môn của Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt, gồm: Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng môi trường nước lưu vực sông với sự tham gia của cộng đồng. Cơ chế, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm mở rộng của Doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường; Xây dựng văn hóa sản xuất và tiêu dùng bền vững thực hiện kinh tế tuần hoàn; Tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước; Xây dựng mô hình quản lý môi trường nước dựa vào cộng đồng.
Về hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đang khởi động Dự án “Hợp tác thí điểm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam” với Trung tâm R&D Quỹ Công nghệ Tuần tra xanh – Hàn Quốc.
Từ những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã không ngừng phát triển về mọi mặt, góp phần vào thành tựu chung của ngành tài nguyên và môi trường, cùng góp sức với xu thế phát triển mới như mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần đưa đất nước tiến bước trên con đường phát triển bền vững.
Và để phát triển Hội hơn nữa, trong những năm tiếp theo, Hội tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Hội, chú trọng kết nạp vào hội những cơ sở chuyên ngành cấp nước sạch, xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Cải tiến nội dung hoạt động của tổ chức Hội, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
Tiếp tục thực hiện 3 định hướng “Đưa nước sạch đến với người nghèo”, “Biến chất thải thành tài nguyên”, “Cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu” trong đó hướng trọng tâm hoạt động vào việc góp phần nâng cao chất lượng nước sinh hoạt.
Nâng cao năng lực để thực hiện chức năng tư vấn về phản biện xã hội trong lĩnh nước sạch và môi trường góp phần bảo vệ lợi ích của các cộng đồng dân cư trong lĩnh vực này.
Tích cực tìm kiếm khai thác các nguồn lực, ký kết chương trình phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan, mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến nước sạch và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho hoạt động và sự phát triển bền vững ở cấp hội Trung ương và các địa phương trong điều kiện mới.
Tổ chức kịp thời dưới nhiều hình thức việc trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên của các cấp Hội, tiếp tục phát huy tốt, xây dựng mối quan hệ giữa Trung ương Hội và Hội địa Phương, các Hội chuyên ngành, Hội xã hội-nghề nghiệp khác, UBND tỉnh và các ban, ngành đoàn thể tỉnh, các đơn vị trực thuộc Hội và giữa các đơn vị với nhau để phát huy sáng kiến và trí tuệ tập thể thúc đẩy các hoạt động của Hội và sự đóng góp xây dựng hội của các thành viên.
Theo HT/Vusta