“Xây dựng TPHCM - Thành phố Văn hóa, Hiện đại, Nghĩa tình”

Google News

Lần đầu tiên, sau nhiều nhiệm kỳ, lãnh đạo TPHCM đặt mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, xây dựng TPHCM trở thành thành phố văn hóa.

GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM, chia sẻ, với hơn 300 năm lịch sử, nhân dân Sài Gòn - TPHCM đã giữ vững và phát huy rực rỡ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như yêu nước, thương nòi, đoàn kết và năng động, sáng tạo, coi trọng nhân nghĩa và biết hội nhập để phát triển.
“Xay dung TPHCM - Thanh pho Van hoa, Hien dai, Nghia tinh”
GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM. 
Văn hóa làm nên sự khác biệt
Theo PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM, văn hóa ngày càng trở thành vấn đề quan trọng, mang tính thời sự cấp bách toàn cầu. Bởi lẽ, “các nhân tố văn hóa là những điều kiện thiết yếu cho một sự phát triển bền vững” và chúng luôn là “một phần không thể tách rời các chiến lược phát triển” của các quốc gia, dân tộc.
Cái phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác lại không phải ở kinh tế hay chính trị, mặc dù chúng rất quan trọng, mà là ở văn hóa - cụ thể là ở chính bản sắc dân tộc của văn hóa.
“Bản sắc dân tộc của văn hóa là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi, đặc sắc của dân tộc mang tính bền vững và trường tồn trong lịch sử, mà nhờ đó, mỗi thế hệ ra đời có thể kế thừa, phát huy được giá trị truyền thống, tiếp thu được giá trị hiện đại và định hướng giá trị trong tương lai để tự tồn tại và phát triển mà không đánh mất chính mình,” PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa nhấn mạnh.
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Điều đó có nghĩa là, văn hóa không chỉ là giá trị thưởng thức đơn thuần, mà còn là động lực, sức mạnh nội sinh dân tộc.
“Xay dung TPHCM - Thanh pho Van hoa, Hien dai, Nghia tinh”-Hinh-2
Hội thảo khoa học về “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh - thành phố văn hóa, hiện đại, nghĩa tình”
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, văn hóa chưa được coi trọng và đầu tư đúng tầm, chưa được phát triển tương xứng, đồng bộ với kinh tế và chính trị. Do vậy, văn hóa chưa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, động lực và nguồn năng lực nội sinh cho phát triển bền vững đất nước.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, một số giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc bị phai nhạt; trong khi đó những hiện tượng bắt chước nước ngoài, lai căng, nhố nhăng, phản cảm, thậm chí là “phản giá trị”, “vô văn hóa”,…. có xu hướng lan rộng.
Hiện nay chúng ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi cả nước và mỗi địa phương cần xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và sức mạnh nội sinh “soi đường cho quốc dân đi”. Trong đó, xây dựng “Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố văn hóa, hiện đại, nghĩa tình” là khát vọng của Đảng bộ và nhân dân TPHCM.
Đến năm 2030, xây dựng TPHCM trở thành thành phố văn hóa
Theo TS Lê Thái Hỷ, Thành viên Hội đồng Khoa học TPHCM, trong phát triển TPHCM, văn hóa là một trong ba trụ cột chính cùng với kinh tế và bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái.
“Xây dựng văn hóa đảm bảo môi trường sống ngày càng phong phú, tiến bộ và nhân văn cho xã hội, người dân TPHCM. Qua đó gắn kết quá khứ và hiện tại, truyền thống với đổi mới, tạo nền tảng cho thích nghi, hội nhập với văn minh thời đại,” TS Lê Thái Hỷ cho biết.
Từ đó, TPHCM có thể triển khai các chương trình phát triển đặc thù của mình như: đô thị thông minh, thành phố học tập suốt đời, chính quyền đô thị, chính quyền số, các chương trình phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chăm sóc người cao tuổi…
TS Vũ Thị Mai Oanh, Nguyên Trưởng khoa Lý luận, Học viện Cán bộ TPHCM, cho rằng, để thành một thành phố văn hóa, TPHCM cần tăng cường thêm quỹ đất cho phát triển hạ tầng văn hóa, thông minh hóa các hoạt động của các công viên, bảo tàng, di tích, các thiết chế văn hóa hiện có.
“Xay dung TPHCM - Thanh pho Van hoa, Hien dai, Nghia tinh”-Hinh-3
Xây dựng TPHCM trở thành thành phố văn hóa.
Trên đời, ai cũng muốn một cuộc sống tốt tại nơi mình có việc làm để nuôi sống bản thân cùng gia đình một nơi mình không bị bỏ lại phía sau, được an toàn, được hưởng thụ những thành quả chung của xã hội. Đó là nguyện vọng phát triển bền vững.
Muốn xây dựng một TPHCM trở nên một thành phố văn hóa, hiện đại, nghĩa tình, điều kiện cần là phải thắp lên một ngọn lửa khát vọng thiết thực, thiết thân với đại đa số dân cư, thuộc mọi tầng lớp xã hội. Trong đó, theo TS Hồ Thiệu Hùng, Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM, thành phố học tập sẽ giúp cho mỗi công dân có năng lực phát triển bền vững tạo ra một thành phố phát triển bền vững về kinh tế - văn hóa - xã hội.
>>> Xem thêm video: 4 đề án về mô hình phát triển mới của TP HCM

Nguồn: VTV 24.

An Quý