Hồ sơ chi tiết quá trình phát triển máy bay Su-17/22 (3)

Google News

(Kiến Thức) - Phải tới giữa những năm 1970, Sukhoi mới bắt đầu phát triển biến thể xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích bom Su-17, mẫu này có tên là Su-20.

Máy bay tiêm kích bom Su-17M (S-32M) “Fitter-C”
Phiên bản tiếp theo của dòng máy bay Su-17 là Su-17M (Izdeliye 32M), thay thế phiên bản Su-17 (S-32) trên dây chuyền sản xuất. Sự phát triển của Su-17M là kết quả của quyết định chung của Bộ Công nghiệp Hàng không (MAP) và Không quân Liên Xô dựa trên báo cáo sợ bộ của cuộc tử nghiệm phiên bản Su-17 ở Viện Nghiên cứu Hàng không Dân dụng Quốc gia Cờ đỏ. Yêu cầu cải tiến máy bay tiêm kích bom Su-17 với động cơ phản lực AL-21F-3 mới, cùng với tăng lượng nhiên liệu mang theo và trang thiết bị mới.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)
Một chiếc Su-17M chuẩn bị hạ cánh.
Những yêu cầu này vào thời điểm ấy hoàn toàn hợp lý vì lúc bấy giờ, văn phòng thiết kế OKB-165 do Nhà thiết kế Arkhip.M.Lyulka đứng đầu đã hoàn thành công việc phát triển động cơ AL-21F. Với việc sử dụng động cơ này, máy bay sẽ giảm được khối lượng,kích thước nhỏ hơn, tăng lực đẩy và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Công việc thiết kế một khung thân mới được bắt đầu trong những năm 1970-1971. Khung thân được thiết kế để không gian bên trong chứa được nhiều nhên liệu hơn, ống lấy khí cho động cơ cũng được làm dài thêm 1.5m. Với khung thân mới, khối lượng nhiên liệu máy bay mang được là 5.630kg, 4 giá treo vũ khí cũng mang được các thùng nhiên liệu phụ chứa 800 lít hoặc 1,150 lít nhiên liệu mỗi thùng.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-2
Nguyên mẫu Su-17M đầu tiên, ống pitot khẩn cấp PVD-7 vẫn chưa lắp và còn dùng ống pitot PVD-6 cũ (nằm bên mạn phải mũi máy bay).
Với việc thay đổi khung thân nên 2 đường gân nổi trên lưng dùng để chứa các loại dây cáp đã được loại bỏ và các sợi dây được lắp chìm trong thân và giúp giảm lực cản. Vì động cơ AL-21F-3 không quá nóng, khiến các sợi cáp bị nung chảy (đó là lý do vì sao máy bay Su-7B và Su-17 đời đầu có 2 đường gân nổi nhằm tránh tình trạng này).
Vì đường kính của động cơ AL-21F-3 nhỏ nên phần thân phía sau cũng được làm nhỏ lại thay vì làm rộng ra như khung thân cũ. Lực đẩy của động cơ mới mạnh hơn và đủ khả năng giúp máy bay tăng tốc một cách nhanh chóng nên không cần phần thân phía sau quá lớn.
Mẫu tiêm kích bom Su-17M cũng được thiết kế lại khoang chứa dù hãm cho khí động học hơn, giảm bớt lực cản và chứa một cái dù hãm hình chữ thập có diện tích 25m2 . Hệ thống thủy lực trên Su-17M được thiết kế lại, thay vì 3 hệ thống hoạt động độc lập, giờ chỉ còn 2 hệ thống (Nos 1 và Nos 2) hoạt động song song.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-3
Các đường gân nổi trên lưng để chứa các sợi dây cáp đã được bỏ đi (Mũi tên đỏ), ngăn cứa dù hãm được thiết kế lại vớ ăng ten RWR được di chuyển xuống gắn phía trên ngăn chứa dù hãm (Mũi tên xanh). Khung thân phía sau đã được làm nhỏ lại phù hợp với động cơ AL-21F-3 (Mũi tên vàng).
Động cơ của Su-17M là động cơ AL-21F-3 (Izdeliye 89) phát triển từ động cơ AL-21F. Tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ AL-7F-1 cũ nhưng cung cấp lực đẩy mạnh hơn. Lực đẩy tối đa của AL-21F-3 là 7.800kgp và khi tái khai hỏa là 11.200kgp, mạnh hơn hẳn so với AL-7F-1 với lực đẩy tối đa là 1.000kgp và khi tái khai hỏa là 1.600kgp.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-4
Động cơ phản lực AL-21F-3.
Nguyên mẫu Su-17M (S-32M-1) đầu tiên mang mã “53 Xanh” hoàn thành vào cuối năm 1971 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1971 bởi phi công thử nghiệm Yevgeniy.S.Solovyov. 
Mẫu Su-17M thứ hai (S-32M-2) mang mã “33 Đỏ” có một số điểm khác biệt. Ống pitot khẩn cấp PVD-7 lắp bên trái mũi máy bay, lắp ống cảm biến góc tấn DUA-3M. Ngoài ra, nó còn được lắp thiết bị liên kết chỉ huy bằng radio có vỏ bọc Delta-N hỗ trợ tên lửa không đối đất, 2 camera ghi hình ở dưới mũi máy bay và giá treo vũ khí bên ngoài cánh trái. Mẫu Su-17M (S-32M-2) dùng để thử nghiệm vũ khí.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-5
Nguyên mẫu Su-17M thứ 2 (S-32M-2).
Với khả năng mang nhiên liệu nhiều hơn, trang bị động cơ mới và khí động học được cải thiện giúp Su-17M có tầm bay xa hơn Su-17. Quãng đường cất cánh ngắn hơn 15%. Mặc dù mang nhiều nhiên liệu hơn nhưng khối lượng máy bay có phần giảm. Tải trọng mang vũ khí của Su-17M là 3.500kg đến 4.000kg, tăng hơn 500kg-1.000kg so với Su-17.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-6
 Ảnh chụp rõ phần mũi của S-32M-2, có thể thấy ống pitot khẩn cấp PVD-7 lắp bên trái mũi máy bay (mũi tên đỏ) và ống cảm biến góc tấn DUA-3M (vòng tròn xanh).
Công việc sản xuất Su-17M bắt đầu từ năm 1973 và kéo dài đến năm 1976 khi Su-17M2 được sản xuất và thay thế. Có tổng cộng 253 chiếc Su-17M được sản xuất trong giai đoạn này.
Máy bay tiêm kích bom xuất khẩu Su-20 (S-32MK)
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-7
Nguyên mẫu Su-20 (S-32MK) đầu tiên. Ở mẫu này không được trang bị pháo NR-30 
Cùng với việc phát triển máy bay Su-17M cho Không quân Liên Xô thì các nhà thiết kế vẫn phát triển một biến thể Su-17M dành cho xuất khẩu. Biến thể mang tên Su-20 (Izdeliye S-32MK, chữ “K” có nghĩ là “Kommehrcheskiy”-thương mại). Không có nhiều sự khác biệt giữa phiên bản nội địa và xuất khẩu, chủ yếu ở hệ thống điện tử hàng không và chủng loại vũ khí mang theo. 
Một số khác biệt ở Su-20 và Su-17M:
-  Su-20 có thể mang tên lửa không-đối-không dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại R-3S (AA-2 Atoll) và rocket hạng nặng 240mm S-24 mà Su-17M không được trang bị.
-  Radar đo xa SRD-5MK Kvant (Quantum) hỗ trợ tên lửa R-3S được lắp đặt, thay thế SRD-5M.
-  Hệ thống pháo có vỏ bọc SPPU-22 được thay thế bằng hệ thống pháo có vỏ bọc UPK-23-250 dùng chung pháo nòng đôi GSh-23L nhưng được gắn cố định, không thể hạ nòng như hệ thống SPPU-22.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-8
Hệ thống pháo có vỏ bọc UPK-23-250 
-  Radio R-832M được thay thế bằng radio R-802B cũ hơn (mặc dù sau này Su-20 xuất khẩu cho khối Warsaw được lắp radio R-832M).
-  Trang bị thiết bị liên kết chỉ huy bằng radio có vỏ bọc Delta-N.
Nguyên mẫu Su-20 đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/12/1972 bởi phi công thử nghiệm A.N.Isakov. Su-20 hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp Quốc gia vào năm 1973 vào đi vào sản xuất, phục vụ xuất khẩu.
Công việc sản xuất Su-20 được thực hiện song song với việc sản xuất Su-17M và kết thúc vào năm 1976. Tổng cộng có 136 chiếc Su-20 được xuất xưởng và xuất khẩu đến Ba Lan, Ai Cập, Syria và Iraq. Trọng lượng cất cánh của Su-20 là 17.700kg, trọng lượng rỗng là 9.880kg. Tầm hoạt động 2.712km, trần bay 16.500m.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-9
 Su-20 của Ba Lan.
Máy bay trinh sát chiến thuật Su-20R
Giữa những năm 1970, Liên Xô đã cải tiến Su-20 để nó có thể dùng để trinh sát chiến thuật. Su-20 được lắp một hệ thống trinh sát có vỏ bọc KKR-1 trang bị các camera chuyên dụng và thiết bị cho việc thu thập tình báo tín hiệu, tình báo điện tử và trinh sát hình ảnh. 
Hệ thống KKR-1 được đặt dưới khung thân máy bay và điều khiển bởi bảng điều khiển trong buồng lái. Phiên bản này có tên là Su-20R (chữ “R” trong Razvedchik – trinh sát).
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-10
 Su-20R của Ba Lan, chú ý dưới bụng máy bay gắn hệ thống trinh sát có vỏ bọc KKR-1.
Ho so chi tiet qua trinh phat trien may bay Su-17/22 (3)-Hinh-11
 Hệ thống trinh sát có vỏ bọc KKR-1.
Máy bay thử nghiệm Su-17KG
Một mẫu Su-17M được cải tiến để thử nghiệm hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser Prozhektor-1 và tên lửa không-đối –đất có dẫn đường Kh-25. Các cuộc thử nghiệm hoàn tất vào năm 1974 và tên lửa Kh-25 được chấp nhận vào trang bị năm 1976.
Tri Năng