Tạp chí Khán Hòa của Canada cho hay, trong giai đoạn 2014-2015, Trung Quốc và Nga đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về chiến đấu cơ Su-35. Nhưng trên thực tế tâm điểm của đàm phán hai bên vẫn xung quanh một vấn đề, đó chính là doanh nghiệp Nga làm thế nào để cải tiến máy bay chiến đấu theo yêu cầu của Trung Quốc.
Được biết, Trung Quốc đưa ra bản danh sách cải tiến hàng chục trang cho hợp đồng máy bay chiến đấu Su-35. Trong đó bao gồm: thay đổi chuỗi liên kết dữ liệ; thay đổi hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện; thay đổi hệ thống radar cảnh báo; thay đổi hệ thống tác chiến điện tử; thay đổi hệ thống nhận dạng địch ta (IFF)...bằng hàng Trung Quốc. Ngoài ra, nước này còn yêu cầu, Su-35 phải sử dụng được cả tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Andrei Chang cho rằng, tất cả những cải tiến công nghệ này đối với máy bay chiến đấu Su-35, thực tế đều liên quan đến một vấn đề, đó là "mã nguồn" (Source Code) của máy bay. Tuy nhiên, việc cung cấp "mã nguồn" của chiến đấu cơ Su-35 cho Trung Quốc khiến Nga cảm thấy rất khó xử, vì nó liên quan đến bí mật cốt lõi của chiến đấu cơ Su-35.
|
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga.
|
Liên quan đến danh sách yêu cầu tiến hành cải tiến đối với Su-35 mà Trung Quốc đưa ra, Nga chưa hề từ chối. “Mặc dù mỗi lần đàm phán, Trung Quốc đều đưa ra yêu cầu mới, nhưng Nga đều nhất trí cho rằng: hoàn toàn có thể đáp ưng nhưng yêu cầu cần phải đầu tư và có thời gian”. Hạng mục cải tiến càng nhiều, tất nhiên yêu cầu về đầu tư càng nhiều, thời gian kéo dài hơn.
Chẳng hạn nếu yêu cầu thay đổi hệ thống vũ khí của Trung Quốc, cần phải thay đối giá treo, như vậy cần phải tiến hành bay thử. Lắp đặt hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận, hệ thống radar cảnh báo của Trung Quốc cũng cần phải tiến hành thiết kế đối với bề mặt máy bay.
Vì vậy, sự khác biệt về ý kiến của hai bên cơ bản là: những thay đổi này là hoàn thành sau khi máy bay bàn giao? Hay là hoàn thành trước khi bàn giao. Đề án của Nga là: trước khi bàn giao, cơ bản dựa vào tiêu chuẩn Su-35S của Không quân Nga hiện nay, chỉ thay đổi một số bộ phận cần thiết, như chữ viết buồng lái dịch sang tiếng Trung; nhận diện địch - ta (IFF) đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Những thay đổi khác, dần được thay đổi tại Trung Quốc sau khi máy bay được bàn giao.
Khán Hòa chỉ ra, những năm gần đây, môi trường quốc tế xảy ra nhiều sự thay đổi, vì sự kiện Crimea và miền Đông Ukraine, mà Nga bị phương Tây cô lập. Vì vậy về chính trị Nga cần Trung Quốc. Đây là nguyên nhân khiến Nga vẫn sẵn sàng bán máy bay Su-35 cua Trung Quốc. Mặc dù vậy, nhưng đàm phán vẫn còn gặp khó khăn, có thể thấy phía sản xuất máy bay chiến đấu Nga không toàn toàn chịu thua quyết định chính trị của Kremlin, kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình.
|
Trung Quốc muốn có Su-35 của Nga.
|
Ông Andrei Chang cho rằng, đến nay, Không quân Trung Quốc cùng lắm chỉ có thể nói là cùng thế hệ với máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Ấn Độ, Nhật Bản, đó là trình độ tác chiến của máy bay thế hệ 4. Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ thậm chí về công nghệ còn hơn tính năng cơ bản của máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Không quân Trung Quốc. Còn đối với lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, tất cả vũ khí trang bị, máy bay chiến đấu mà Không quân Trung Quốc có thì Nhật Bản đều có, mà một số công nghệ còn hơn hắn Trung Quốc.
24 máy bay chiến đấu Su-35 trang bị cho Không quân Trung Quốc sẽ làm cho trình độ tác chiến của không quân nước này ít nhất sẽ hơn hẳn Không quân Nhật Bản và Ấn Độ nửa thế hệ trở lên. Vì Su-35 là chiến đấu cơ thế hệ 4 ++ được thế giới công nhận, trang bị động cơ công suất cao với lực đẩy đốt sau 14.500kg, công nghệ đẩy véc-tơ TVC thì Nhật Bản không có.
Ban đầu, Nga không muốn bán Su-35 cho Trung Quốc, vì trong vấn đề xuất khẩu Su-27 và vũ khí khác, Nga cảm thấy bị Trung Quốc “chơi xấu”. Trong giao dịch Trung Quốc tùy ý lấy trộm tài sản trí tuệ của Nga, khiến Nga luôn luôn cảnh giác Trung Quốc trong hợp tác quân sự sau này, điều này cũng cản trở thương vụ máy bay Su-35 của Trung Quốc và Nga. Cho đến khi xảy ra sự kiện khủng hoảng Ukraine thì mọi thứ dần thay đổi.
Tuy nhiên cho đến nay hai bên chưa đạt được hiệp định chủ yếu là do hai bên không có sự tin cậy lẫn nhau, Khán Hòa cho rằng, mục đích Trung Quốc mua Su-35 là để có được công nghệ của Nga, do Trung Quốc không giải được "mã nguồn" của Su-30MK2. Vì vậy nhu cầu cấp bách hiểu được bí mật cốt lõi của Su-35, máy bay tiên tiến hơn so với Su-30MK2.
Trung Quốc hy vọng Nga sẽ bàn giao Su-35 sau khi hoàn thành việc cải tiến, như vậy có thể tránh được yêu cầu về giá của Nga. Mà phía Nga sợ sau khi bán công nghệ cho Trung Quốc, nước này sẽ ngừng mua sản phẩm của Nga. Hai bên vẫn tiến hành đàm phán trong sự hồ nghi này.
Bằng Hữu