Với những gì mà liên doanh Nga-Ấn đạt được qua các chương trình phát triển tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA), đã giúp tạo nên một làn sóng hợp tác quốc phòng mới từ các nước vốn là bạn hàng lâu năm của Nga, nhằm tìm kiếm một sự hợp tác phát triển chung và đi đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng.
Ngoài các chương trình hợp tác quân sự nổi bật trên giữa Nga và Ấn Độ, thì phía Nga còn chuyển giao giấy phép sản xuất và công nghệ của mẫu máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI. Cũng như công nghệ sản xuất hai mẫu động cơ phản lực là RD-33 và AL-31 cho Ấn Độ, theo một hợp đồng mà hai bên đã ký kết trước đây.
|
Ngoài BrahMos, Su-30MKI cũng là một điểm sáng trong các chương trình hợp tác quân sự Nga-Ấn.
|
Và Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất tham gia vào các chương trình hợp tác quốc phòng với Nga, bên cạnh đó một số quốc gia khác vốn không phải là thị trường xuất khẩu vũ khí truyền thống của Nga muốn tham gia vào các chương trình hợp tác quốc phòng trên. Điển hình là Nam Phi và các nước trong khối các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS.
Tại triển lãm quốc phòng và hàng không vũ trụ Châu Phi 2014 được tại Nam Phi, các đại diện cấp cao của các công ty quốc phòng Nga cho biết, sẽ sẵn mở rộng các chương trình phát triển quân sự với Nam Phi và nước này luôn xem Nam Phi là một đối tác chiến quan trọng với Nga. Ngoài các hợp đồng mua bán vũ khí thông thường, phía Nga cũng sẵn sàng hợp tác chuyển giao công nghệ với quốc gia có tiềm lực quân sự lớn nhất Châu Phi này.
Mặc dù hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức về các loại vũ khí hay công nghệ quân sự mà Nam Phi mua từ Nga. Nhưng thực tế đã chứng minh là việc thực hiện các hợp đồng quốc phòng có đi kèm với việc chuyển giao công nghệ xứng đáng với giá trị hợp đồng đó, thì quá trình từ đàm phán tới ký kết chính thức luôn diễn ra nhanh chóng và với Nam Phi cũng sẽ không là phải một ngoại lệ.
|
Các công ty quốc phòng Nga luôn có thế mạnh về công nghệ hàng không.
|
Việc sử dụng lá bài chuyển giao công nghệ đã không còn là gì mới đối với các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Nga, ngay cả khi các khách hàng không có mối liên kết hay hợp tác đặc biệt với Moscow. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua hàng loạt hợp đồng xuất khẩu vũ khí gần đây của Nga khắp nơi trên thế giới như Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Châu Phi, bên cạnh đó các quốc gia được chuyển giao công nghệ còn có thể thay đổi thiết kế của nguyên mẫu ban đầu cho đến tái xuất khẩu chúng với một thương hiệu khác.
Những thỏa thuận bù đắp
Trong hầu hết các trường hợp, các thỏa thuận bù đắp thường được ký kết song song với hợp đồng chính, nhất là trong các hợp đồng mua sắm các loại vũ khí công nghệ cao và có giá trị lớn. Bên cạnh đó còn một qui luật nữa là cả hai bên tham gia vào các hợp đồng trên đều phải lập các công ty quốc phòng liên doanh, để có thể chuyển giao công nghệ cho bên mua hay tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển, nghiên cứu và xây dựng các chương trình hợp tác quốc phòng liên doanh.
Tầm quan trọng của hình thức hợp tác quân sự song phương này được điện Kremlin hiểu hơn ai hết. Tại cuộc họp của ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga được tổ chức vào tháng 4 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển các thị trường tiềm năng dựa trên nền tảng các thỏa thuận bù đắp như đã nói ở trên.
|
Việc nâng cao hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia khác nhau, giúp Nga giảm bớt gánh nặng quá tải từ các công ty quốc phòng trong nước.
|
Chuyên gia quân sự của Nga – Ông Vladimir Kluchnikov cho biết rằng, hình thức hợp tác quốc phòng trên không hoàn toàn mới và các công ty quốc phòng đa quốc gia thường sử dụng nó như một đòn bẩy dẫn tới việc ký kết các hợp đồng mua sắm vũ khí có lợi cho họ.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn theo đuổi việc sở hữu các công nghệ quốc phòng tiên tiến, và mô hình chung chính sách xuất khẩu vũ khí được phát triển trên nền tảng nhu cầu trên. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là người Nga luôn các sự ràng buộc cho đối các hợp đồng quân sự có qui mô lớn, đó chính là các công ty quốc phòng liên doanh. Điều này không chỉ giúp Nga quản lý được các công nghệ quốc phòng của mình khi được bán cho nước ngoài, mặt khác còn giảm bớt tình trạng quá tải của nhà máy sản xuất vũ khí của Nga luôn phải hoạt động hết công suất.
Nhờ thành công ở Ấn Độ, một số lượng lớn hàng khách ngày càng quan tâm tới các chương trình hợp tác quốc phòng với Nga, tất nhiên là có đi kèm theo việc chuyển giao công nghệ. Và mặt khác phía Nga cũng phải bỏ ra một số vốn không nhỏ vào các công ty liên doanh với các quốc gia tham gia vào các chương trình hợp tác quốc phòng.
Brazil điểm đến tiếp theo
Brazil sẽ là điểm đến tiếp theo của các công ty quốc phòng Nga, khi việc thảo luận về thành lập một công liên doanh quốc phòng giữa Nga và Brazil đang diễn ra suôn sẻ. Trước đó công ty quốc phòng lớn nhất của Brazil là Odebrecht Defensa e Technologia đã ký kết một biên bản ghi về hợp tác quân sự với Nga vào năm 2012. Theo đó cả hai bên sẽ xúc tiến các chương trình phát triển chung về sản xuất các loại máy bay trực thăng, hệ thống tên lửa phòng không và thiết bị hàng hải.
|
Brazil sẽ là đối tác tiềm năng cho các công ty sản xuất vũ khí của Nga trong tương lai với hàng loạt hợp đồng sắp được hai bên ký kết.
|
Năm ngoái, một phái đoàn cấp cao của Brazil đã đến Moscow, tiến hành đàm phán mua các tổ hợp tên lửa phòng Pantsir và Igla. Đi kèm với đó là việc chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất các tổ hợp trên tại Brazil, nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc để tái xuất cho các nước thứ ba.
Theo Valery Kashin -Tổng giám đốc cục thiết kế KBM cho biết, việc chuyển giao công nghệ sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai luôn là vấn đề nhạy cảm với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng trong trường hợp của Brazil thì nước này có thể xuất khẩu các tổ hợp tên lửa trên cho một quốc gia khác.
Trên thực tế các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai luôn là mối đe dọa khi rơi vào tay các tổ chức khủng bố. Chính vì thế việc sản xuất, tái xuất và lưu giữ mẫu vũ khí trên đều được kiểm tra nghiêm ngặt ở Nga hay tại Mỹ, theo một thỏa thuận kiểm soát các tổ hợp tên lửa phòng không di động mà hai nước ký kết vào năm 2006. Trong đó có bao gồm cả trường hợp của Brazil.
|
Các tổ hợp tên lửa phòng không do Nga sản xuất luôn có vị trí nhất định trong thị trường vũ khí thế giới.
|
Còn đối với hợp đồng mua sắm tổ hợp phòng không tầm trung Pantsirs, theo phía Nga thì nó có thể sẽ được ký kết vào tháng 10 năm nay, hiện tại tất cả chỉ mới ở giai đoạn đàm phán. Bao gồm các điều khoản bù đắp cho việc các công ty Brazil được chuyển công nghệ từ Nga.
Một điểm khác là ở Ấn Độ, luật pháp nước này cũng qui định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan đối với các hợp đồng kinh tế có trị giá trên 49,4 triệu USD. Theo đó các nhà cung cấp bắt buộc phải đầu tư 30% lợi nhuận từ các hợp đồng vào thị trường nội địa Ấn Độ dưới bất kỳ hình thức nào, điều này giúp Ấn Độ có thể lấy lại được số tiền lên tới 10 tỷ USD trong vài năm tới từ các hợp đồng quân sự mà nước này thực hiện với các quốc gia khác.
Trà Khánh