Theo tờ Military-Industrial Courier (Nga), số lượng tàu ngầm hiện nay của các nước châu Á – Thái Bình Dương đã vượt quá 1/2 tổng số lượng tàu ngầm toàn thế giới.
Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa với giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.
|
Ảnh minh họa.
|
Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bengal, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.
Trong thời gian gần đây, do tàu ngầm Ấn Độ nhiều lần xảy ra sự cố nghiêm trọng làm cho việc triển khai tàu ngầm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thu hút sự chú ý đặc biệt. Tuy nhiên cái thu hút sự chú ý của hầu hết các chuyên gia quân sự là việc tăng số lượng tàu ngầm tại khu vực này.
Mối đe dọa của tàu ngầm Trung Quốc
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã đóng 12 tàu ngầm phi hạt nhân trang bị hệ động lực AIP Type 041. Chuyên gia Mỹ cho rằng, số lượng tàu này trong tương lai sẽ đạt tới 20 chiếc.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ - Đô đốc Samuel Locklear ngày 25/3/2014 tuyên bố, khả năng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã được tăng cường mang tính thực chất. Đồng thời, ông cho rằng, trong10 năm tới số lượng tàu ngầm mà Trung Quốc có sẽ đạt 60-70 tàu.
Đô đốc Samuel Locklear cũng chỉ ra, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển tàu ngầm hạt nhân có thể mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2 đạt tầm bắn khoảng 7400km. Ông cho rằng: “Trung Quốc có thể sẽ có được khả năng răn đe hạt nhân hiệu quả vào cuối năm 2014”.
|
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 của Trung Quốc.
|
Các chuyên gia suy đoán, nền tảng mang tên lửa JL-2 chủ yếu sẽ là tàu ngầm hạt nhân Type 094. Ảnh vệ tinh cho thấy, hiện nay Trung Quốc ít nhất đã có 4 tàu Type 094 đưa vào phục vụ.
Giám đốc Cơ quan tình báo quân đội Mỹ (DIA) Michael Flynn tại phiên điều trần Thượng viện Mỹ ngày 11/2 chỉ ra, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu định kỳ từ năm 2014. Ông tiết lộ thêm rằng, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã xuất hiện tại vùng biển Ấn Độ Dương.
Cũng theo các chuyên gia phương Tây, Nga và Trung Quốc đang đàm phán về việc liên kết nghiên cứu sản xuất tàu ngầm phi hạt nhân kiểu mới trên nền tảng tàu ngầm Lada. Trong hiệp định ban đầu của hai bên còn bao gồm triển khai hợp tác kỹ thuật sâu sắc. Những sáng kiến này cho thấy, Trung Quốc mong muốn cải thiện hơn nữa lực lượng tàu ngầm phi hạt nhân của nước này.
Đài Loan tự cung tự cấp
Do không thể tìm được quốc gia cung cấp tàu, lực lượng tàu ngầm của Đài Loan đang đối mặt với một loạt các vấn đề.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã hứa vào năm 2001, sẽ cung cấp 8 tàu ngầm phi hạt nhân cho Đài Loan, nhưng do nước này sớm đã dừng sản xuất tàu ngầm phi hạt nhân, làm cho giao dịch giữa Mỹ và Đài Loan luôn không thể thực hiện. Với các nước châu Âu, do lo sợ bị trừng phạt từ Trung Quốc, cũng không dám bán tàu ngầm cho Đài Loan.
|
Đài Loan đang phải sử dụng 2 tàu ngầm rất cũ.
|
Chuyên gia Mỹ cho rằng, cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là Đài Loan phải tự phát triển tàu ngầm. Lãnh đạo cơ quan Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết, Mỹ muốn liên kết sản xuất tàu ngầm với Đài Loan. Tuy tính chính xác của thông tin này vẫn chưa được chứng thực, nhưng Mỹ có thể sẽ thông qua việc hỗ trợ về phương diện chế tạo tàu ngầm cho Đài Loan để tăng cường đối phó với Trung Quốc.
Singapore mua thêm tàu ngầm
Dù đã sớm trở thành quốc gia sở hữu nhiều tàu ngầm nhất khu vực Đông Nam Á với tổng cộng 6 chiếc mua lại từ Thụy Điển.
Tuy vậy, trước tình hình khu vực có biến đông lớn, cuối năm 2013, Singapore quyết định ký hợp đồng mua sắm thêm 2 tàu ngầm tiên tiến Type 218SG từ hãng đóng tàu Đức.
|
Tàu ngầm mới nhất thuộc lớp Archer của Singapore.
|
Căn cứ theo hợp đồng, 2 tàu ngầm này sẽ bắt đầu bàn giao từ năm 2020. Khi đó, Hải quân Singapore có thể sẽ tiến hành loại bỏ 4 tàu ngầm lớp Challenger cũ.
Tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay được trang bị cho Hải quân Singapore là 2 tàu ngầm lớp Archer (lượng giãn nước 1.500 tấn) mua lại từ Thụy Điển trong năm 2011-2012.
Kế hoạch mua tàu ngầm của Indonesia và Malaysia
Indonesia từng là quốc gia sở hữu tàu ngầm tấn công đầu tiên của Đông Nam Á ngay từ những năm 1980. Tuy nhiên, việc phát triển sau đó lại tỏ ra chậm chạp so với Singapore hay thậm chí là Việt Nam.
|
Indonesia đang đặt đóng 3 tàu ngầm Type 209.
|
Hiện nay, với nỗ lực cải thiện đội tàu ngầm, Indonesia đã quyết định mua 3 tàu ngầm lớp Type 209/1200 của Tập đoàn Daewoo Hàn Quốc. Theo đó, 2 chiếc sẽ được đóng tại Hàn Quốc và dự kiến bàn giao từ năm 2019. Chiếc cuối cùng, công ty PT PAL của Indonesia sẽ liên kết với Hàn Quốc đóng.
Ngoài ra, Indonesia có kế hoạch sẽ mở rộng số lượng tàu ngầm của hải quân nước này lên 12 tàu.
Về phần Hải quân Hoàng gia Malaysia, hiện nước này có trong biên chế 2 tàu ngầm phi hạt nhân Scorpene của DCNS Pháp. Nước này đang lên kế hoạch mua tàu ngầm cỡ nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
Bằng Hữu