Tạp chí The National Interest cho biết, mặc dù thực lực quân sự của Bắc Kinh đang được nâng cao, nhưng Washington vẫn duy trì được lợi thế, xứng đáng với cái tên gọi siêu cường quốc.
Theo các chuyên gia tờ tạp chí này, tuy nhiều trang bị quân sự của Mỹ hiện đều được nghiên cứu phát triển trong thời gian Chiến tranh Lạnh, nhưng có 5 loại trang bị vẫn làm cho Trung Quốc đặc biệt sợ hãi gồm:
Tàu sân bay
Từ chiến tranh thế giới lần 2 đến nay, tàu sân bay luôn là tượng trưng của sức mạnh Mỹ. Tàu sân bay Mỹ thường có lượng giãn nước là 90.000-100.000 tấn và mang được một liên đội không quân gồm: 4 phi đội máy bay chiến đấu F/A-18C Hornet hoặc F/A-18E/F Super Hornet (với tổng cộng hơn 52 máy bay chiến đấu), 4-5 máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler hoặc EA-18G Growler, hơn 10 trực thăng săn ngầm MH-60 Sea Hawk và 2 máy bay vận tải C-2 Greyhound.
|
Tàu sân bay USS Washington.
|
Liên đội không quân trên tàu sân bay có thể thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm tấn công đối đất, chống hạm, tác chiến chống ngầm. Tàu sân bay không chỉ tạo thành mối đe doạ từ xa đối với Hải quân và Không quân Trung Quốc, thậm chí còn có thể phát động tấn công đối với đất liền Trung Quốc
Trong phương diện tàu sân bay, Trung Quốc cũng cho thấy những thiếu sót về công nghệ của mình, nước này vẫn chưa nắm được những công nghệ từ lò phản ứng hạt nhân đến hệ thống phóng thủy lực dùng để phóng máy bay trên tàu thế hệ mới, hay là hệ thống tác chiến phòng không tổng hợp.
Trong khi Trung Quốc tự hào chứng minh rằng mẫu tiêm kích hạm do nước này sản xuất đã có thể cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay vào năm 2012. Tuy nhiên, việc Mỹ thực hiện thành công chuyến hạ cánh đầu tiên của UAV X-47B trên tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) khiến cho thành tựu của Trung Quốc bị lu mờ.
|
Thành tựu quốc phòng nổi bật nhất năm 2012 của Trung Quốc - J-15 cất hạ cánh thành công trên tàu sân bay đã bị lu mờ hoàn toàn trước cú hạ cánh lịch sử của UAV X-47B.
|
Đối với Trung Quốc, tàu sân bay Mỹ là biểu tượng phạm vi ảnh hưởng để Mỹ can thiệp vào Trung Quốc. Năm 1996 để đáp trả lại hành động bắn tên lửa của Trung Quốc gần đảo Đài Loan, nhóm tàu sân bay Nimitz và Independence đã tiến vào eo biển Đài Loan và lực lượng vũ trang Trung Quốc dường như bất lực khi đối mặt với hành động tiến vào eo biển Đài Loan của nhóm tàu sân bay Mỹ.
Để đối phó với sức mạnh tàu sân bay Mỹ thì Trung Quốc đã phát triển loại vũ khí giống như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nhưng hiệu quả của nó tới đâu thì chưa rõ ràng.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia
Lớp Virginia là tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới hiện nay, chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2004. Lượng giãn nước của loại tàu ngầm này là 7.800 tấn, được trang bị lò phản ứng hạt nhân S9G công suất 29,8MW. Nó không chỉ có thể tấn công tàu nổi và tàu ngầm đối phương, mà còn có thể phát động tấn công mục tiêu nằm sâu trong đất liền, tàu có thể thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân và thu thấp tình báo.
|
Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh Virginia.
|
Virginia được lắp đặt 4 ống phóng cỡ 533mm dùng để phóng ngư lôi dẫn đường Mk-48 và tên lửa chống hạm Harpoon. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt 12 ống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa Tomahawk. Tàu ngầm còn có thể vận chuyển lực lượng đột kích Navy SEAL và lực lượng đặc biệt khác của Hải quân Mỹ.
Hiện nay Mỹ có tổng cộng trang bị 11 loại tàu ngầm này, theo kế hoạch nước này sẽ đóng ít nhất 30 chiếc Virginia. Trong tương lai nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, tàu ngầm này có thể sẽ phát huy vai trò ngoài dự kiến.
Lý do Trung quốc lo sợ tàu ngầm Type Virginia, là do nước này không có kinh nghiệm trong phương diện tác chiến chống ngầm, mà khả năng tác chiến chống ngầm của Trung Quốc không đủ. Về phương diện thiết bị cảm biến, khả năng tàng hình và vũ khí trang bị của tất cả tàu ngầm Trung Quốc bao gồm lớp Thương và Nguyên đều không thể so sánh với tàu ngầm này của Mỹ. Đây sẽ là bất lợi rõ rệt của Trung Quốc trong tác chiến tàu ngầm.
Trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 3 máy bay tuần tra trên biển tầm xa Y-8 có thể so sánh với máy bay tuần tra P-3 Orion do Mỹ chế tạo. Ngược lại, Nhật Bản có khoảng trăm máy bay tuần tra P-3C.
|
Virginia có thể thực hiện cuộc tấn công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
|
Phần lớn tàu chiến mặt nước của quân đội Trung Quốc bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh đều trang bị hệ thống chống ngầm, nhưng chất lượng của nó không rõ ràng. Trong khi đó, nhiều vũ khí chống ngầm như ngư lôi, rocket đều là vũ khí sao chép của hệ thống vũ khí cũ của phương Tây và Liên Xô.
Hiện nay Trung Quốc đang nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của mình, bao gồm đóng hơn 20 tàu hộ vệ Type 054A trang bị hệ thống sonar, ngư lôi và trực thăng hiện đại. Có thông tin cho rằng, Trung Quốc còn đang đóng một loạt tàu khu trục Type 056 tác chiến chống ngầm, trang bị hệ thống sonar kéo hiện đại. Bắc Kinh còn cố găng thiết lập mạng lưới giám sát kiểm soát đáy biển.
Bằng Hữu