Đừng nghi ngờ, những người trả lời tin nhắn của bạn như này không quan tâm đến bạn chút nào

Google News

Những cách trả lời tin nhắn này cho thấy bạn rất quan tâm đến người ấy, đến mối quan hệ này nhưng vị trí của bạn trong lòng họ lại mờ nhạt, không quan trọng. 

Các nhà tâm lý học đã làm một thí nghiệm, trong đó những người tham gia được mời là 6 bà mẹ và con trai của họ. Theo yêu cầu, những người mẹ sẽ cố tỏ ra nghiêm túc, thậm chí thờ ơ với con cái của mình. Khi trẻ gọi “Mẹ ơi!”, người mẹ sẽ giả vờ không nghe thấy, không đáp lại cho đến khi trẻ gọi vài lần. Khi đứa trẻ chia sẻ tâm trạng và những trải nghiệm trong ngày với mẹ, người mẹ sẽ không đáp lại luôn. 

Kết quả cho thấy, trước sự thờ ơ và lạnh lùng của mẹ, cảm xúc của đứa trẻ lập tức rơi xuống đáy vực. Chúng hành động trong sự thận trọng và lo lắng, một số trẻ thậm chí còn khóc to để bày tỏ sự bất bình của mình.

Trong các mối quan hệ thân mật, chúng ta thực sự đau đớn khi liên tục bị những người mình quan tâm phớt lờ. Điều này là do sau khi bị phớt lờ về mặt cảm xúc, cơ thể chúng ta sẽ ngay lập tức giải phóng một số hormone như endorphin, adrenaline... và những tín hiệu này sẽ tạo cho con người cảm xúc tiêu cực. Giống như sau khi thất tình, ta có thể cảm thấy cả người đều không ổn, không muốn làm gì, thậm chí còn thấy đau đớn. Tâm lý căng thẳng có thể dẫn đến các phản ứng thể chất trực tiếp.

Khi đối phương trả lời tin nhắn của bạn như này, đừng nghi ngờ gì nữa vì họ không quan tâm đến bạn chút nào: 

1. "Tôi không thấy tin nhắn của bạn"

Một số người, thường đợi vài tiếng trước khi trả lời tin nhắn của bạn.

Chàng trai nọ đem lòng yêu cô gái sau một buổi gặp mặt do bạn bè giới thiệu. Mỗi lần anh nhắn tin, cô đều trả lời vài tiếng sau đó, tệ hơn là hôm sau mới trả lời tin nhắn hôm trước. Lời giải thích phổ biến nhất của cô gái là: "Em không thấy tin nhắn của anh", "Em không xem điện thoại", "Em bận công việc nên không chú ý"

Thực chất đây chỉ là cái cớ của cô gái. Trong môi trường hiện tại, mọi người quan tâm đến điện thoại di động hơn bất cứ thứ gì khác. Không có internet, không được cầm điện thoại trong một ngày, mấy người có thể chịu nổi? Đối phương sao có thể trùng hợp đến mức lần nào cũng không thấy tin nhắn của bạn?

Người không quan tâm đến bạn luôn viện cớ này để từ chối bạn. Thực ra, ẩn ý của đối phương là muốn bạn tự rút lui.

2. Khi trò chuyện luôn không thấy phản hồi

Khi bạn gửi tin nhắn cho bên kia, bạn rất nghiêm túc và chú ý nhưng đối phương lại trả lời tin nhắn của bạn rất chiếu lệ và bâng quơ. Mỗi lần gửi tin đi, bạn đều chân thành gửi biết bao nỗi niềm của mình trong đó, những dòng viết chứa đầy cảm xúc của bạn. Thế nhưng câu trả lời họ dành cho bạn lại ngắn ngủn và khô khan. Mỗi khi trò chuyện, bạn vắt óc tìm chủ đề, đối phương thì không chủ động gợi chuyện với bạn.

Đây chính là sự không thống nhất trong tốc độ cuộc trò chuyện, đồng thời cũng là sự khác biệt về mức độ quan tâm giữa hai người trong mối quan hệ này. Bạn rất quan tâm đến người ấy, đến mối quan hệ này nhưng vị trí của bạn trong lòng họ lại mờ nhạt, không quan trọng. 

Cách dễ nhất để "đo lường" một mối quan hệ là gì? Nhìn vào tốc độ và số từ trả lời của đối phương trong những tin nhắn với bạn. Trả lời tin nhắn nhanh chính là họ quan tâm đến mối quan hệ với bạn, số từ trong tin nhắn trả lời thể hiện mức độ họ quan tâm đến bạn. Trong nháy mắt, bạn sẽ biết liệu người ấy có quan tâm đến mình hay không.

3. Luôn nói điều gì đó khiến bạn tổn thương

Cách trả lời tin nhắn xúc phạm nhất chính là thiếu tôn trọng. Ví dụ như mỗi khi bạn trò chuyện, đối phương sẽ tìm cơ hội để chế nhạo và mỉa mai bạn, như thể hạnh phúc của họ là dựa trên nỗi đau của bạn vậy. Họ luôn tìm kiếm cảm giác vượt trội trước bạn và tấn công bạn mọi lúc.

Bạn chia sẻ cuộc sống của mình, họ nói rằng bạn lúc nào cũng tiêu cực. Bạn chia sẻ những rắc rối của mình trong công việc, họ đáp lại bạn một cách đạo đức giả. Bạn chia sẻ sự bối rối trong chuyện tình cảm của mình và từng lời nói của họ như những nhát dao xuyên thấu trái tim bạn.

Không phải người đó có trí tuệ cảm xúc thấp mà là họ không coi trọng bạn chút nào. Vì trong tiềm thức của họ, họ không coi đây là mối quan hệ bình đẳng. 

Một mối quan hệ tốt phải đôi bên phải có sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Cách tốt để hai bên được hoà hợp chính là cảm giác thấy và được nhìn thấy. Khi sự cho đi và nhận lại quá mất cân bằng, đó là lúc mối quan hệ kết thúc.

BẢO ANH.