Một người mãi vẫn nghèo không phải bởi làm việc thiếu chăm chỉ mà vì...

Google News

Lý do tại sao có những người nghèo vẫn hoàn nghèo không phải vì họ không làm việc đủ chăm chỉ. Vấn đề nằm ở chỗ, càng có nhiều nỗ lực kém chất lượng, cuộc sống sẽ càng rơi xuống đáy.

Trong thực tế, rất nhiều người rơi vào cái vòng luẩn quẩn của nghèo và bận. Công việc thì luôn luôn bận rộn nhưng lại không có thứ gì giúp mình tiến lên, bận quanh năm nhưng lại không tích lũy được thêm cho mình năng lực và kinh nghiệm.

Những người như vậy, họ sống như những con quay, thấy mình lúc nào cũng bận rộn nhưng thực ra chỉ là quay theo vòng tròn, càng quay lâu thì sự sống càng hạn chế.

Có câu nói rằng: “Người giàu nghĩ về năm tới, người nghèo chỉ nghĩ về hiện tại.”

Nguyên nhân sâu xa khiến một người ngày càng bận rộn và nghèo đi chính là thiếu kế hoạch dài hạn và liên tục tự vắt kiệt sức lực của chính mình.

Có một cuộc khảo sát xã hội, trong 2 loại hình đầu tư giả định được đưa ra: Phương án A là lợi nhuận được đảm bảo ở mức 3%; phương án B là một nửa khoản đầu tư có thể mang lại lợi nhuận 50% và nửa còn lại có thể bị lỗ 30%. Những người có thu nhập thấp đa phần đều chọn lựa chọn đầu tư A. Họ chỉ muốn có được những gì chắc chắn trước mắt.

Ai đó từng nói rằng: "Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà người nghèo mắc phải là bận rộn giống như những người xung quanh nhưng lại mong rằng một ngày nào đó mình sẽ trở nên nổi bật."

Bận rộn một cách mù quáng và lười suy nghĩ chính là bạn đang cam chịu rơi vào sự tầm thường, khó khăn. Nếu bạn muốn làm cho một người ngày càng nghèo hơn, hãy để họ quá bận rộn để nghĩ về tương lai.

Nhà kinh tế học Abhijit Banerjee nói về vòng xoáy nghèo khó rằng, khi thu nhập của một người giảm xuống, từ trong tiềm thức, họ nghĩ ngay đến làm nhiều việc hơn và giảm thời gian suy nghĩ về việc học tập. Và điều này lại một lần nữa dẫn họ đến với thu nhập thấp.

Thu nhập, công việc và tư duy nối với nhau, tạo thành một vòng khép kín. Nó giống như chiếc khóa vậy, nhốt con người ta trong căn phòng chật hẹp. Để thoát ra khỏi vòng nghèo đói, trước tiên chúng ta phải phá bỏ những ổ khóa cuộc đời:

- Phá khóa thu nhập

Một người sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt cơ bản còn lại chẳng bao nhiêu, người đó có xu hướng ưu tiên các tiêu dùng giá trị thấp nhưng không có khả năng tự đầu tư để mang lại lợi ích cho sự phát triển lâu dài. Cách duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn về thu nhập là kiểm soát tiêu dùng và kiên trì tiết kiệm.

Không có tiền, bạn chỉ có thể bị cuộc sống lựa chọn. Một bữa tụ tập sau giờ tan làm, một ly trà sữa vào bữa xế, bớt đi những lựa chọn đó, số tiền dành dành dụm được sẽ không làm bạn trở nên giàu có ngay nhưng góp dần theo thời gian, nó có thể là học phí cho một khóa học hữu ích với bạn và mở ra cơ hội đầu tư.

- Phá khóa công việc

Những ngày đầu mới bén duyên với nghiệp viết, anh chàng nọ thường phải đảm bảo hoàn thành 1 bài viết trong 2 ngày. Ngay cả khi đang ăn, anh vẫn một tay cầm bát, tay kia gõ phím.

Bỗng một ngày, anh thấy mình ngồi trước máy tính với đầu óc trống rỗng. Suốt 3 tháng sau đó, anh không đăng một bài báo nào và tất nhiên cũng không có bất kỳ khoản nhuận bút nào. Nhưng đó cũng là khoảng thời gian anh làm giàu thêm nguồn cảm hứng của mình bằng cách đọc sách và đi du lịch.

Trong thời gian ngắn, thu nhập bị giảm đi nhưng anh đã nhanh chóng cải thiện kỹ năng viết của mình và có thể xuất bản bài trên một nền tảng lớn hơn. Chỉ 1 năm sau đó, nhuận bút cho một bài viết anh nhận được đã bằng hơn 4 bài viết trước đó. Trong một lần chia sẻ, anh nói rằng: “Đừng là một cái máy làm việc gì, bởi đã là cái máy thì ắt có ngày nó vượt quá tuổi thọ”.

Thay vì làm việc không ngừng nghỉ từ sáng đến tối, hãy đặt ra thời gian làm việc cụ thể. Khi kết thúc thời gian làm việc đã định, hãy gác lại công việc và làm điều gì đó có thể không có lợi cho bạn ngay bây giờ nhưng sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển lâu dài của bạn. Chỉ bằng cách đầu tư thời gian vào bản thân, bạn mới có thể mở ra nhiều khả năng và làm giàu thêm cuộc sống của mình.

- Phá khóa tư duy

Ở một ngôi làng nọ dưới chân núi, phương tiện kiếm sống chủ yếu của dân làng là chở gừng tươi thu hoạch từ cánh đồng đến bán ở một thị trấn cách đó gần 50km. Nhìn con đường núi trắc trở, một anh nông dân nọ liền nghĩ, liệu những người đó có thể tới thu mua thay vì họ phải mang đi bán không.

Sau đó, nhà nước đã cấp kinh phí để xây dựng một trạm phát tín hiệu gần ngôi làng. Nhưng tiền cước internet lúc đó khiến mọi người nơi đây đều từ chối, ngoại trừ anh nông dân kia. Anh là người đầu tiên trong làng kết nối internet bất chấp sự phản đối của gia đình.

Anh bắt đầu mày mò, học cách sử dụng và rồi cũng thiết lập được kênh bán hàng trên mạng. Sau đó, gia đình anh không còn phải mang gừng đi bán nữa mà hàng ngày đều có xe tải đến lấy hàng đều đặn. Chỉ trong một năm, quy mô trồng gừng của gia đình anh mở rộng thêm nhiều lần, thu nhập cũng theo đó mà tăng lên nhanh chóng.

Người có suy nghĩ sâu sắc sẽ không nghèo mãi.

Trở lại với vòng luẩn quẩn “càng nghèo càng bận, càng bận càng nghèo”, vấn đề nằm ở chỗ, ngay cả khi đã có những thay đổi đúng đắn được thực hiện, người nghèo cũng khó có thể thấy được sự thay đổi ngay trước mắt trong cuộc sống của họ. Nhưng hãy cứ bám lấy một số thói quen của người giàu, rồi đến một lúc nào đó, vòng luẩn quẩn kia sẽ bị phá vỡ.

Tất cả những gì bạn đang tích lũy, ngày nào đó sẽ trở thành bước đột phá cho chính bạn. Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.

BẢO ANH.