Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong túi ni lông tiềm ẩn rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Chất hóa dẻo sẽ gây nên bệnh tim mạch, ung thư, dậy thì sớm, vô sinh, dị tật sinh sản, tổn thương gen hoặc biến đổi gen, tấn công hệ thống tiêu hóa, suy giảm miễn dịch…
Trong khi đó, chúng ta lại thường bất cẩn trong khi sử dụng, khiến các chất độc hại này dễ xâm nhập vào cơ thể.
Không quan tâm đến chất lượng túi ni lông
Nhiều người nhận thức được mức độ độc hại của túi ni lông rồi thì cũng rất hiếm người lựa chọn túi kỹ càng, bởi nghĩ rằng “đằng nào cũng độc”.
Tuy nhiên, chất lượng túi ni lông có ảnh hưởng rất lớn đến lượng chất độc xâm hại vào cơ thể.
Chúng thường có 2 loại, loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.
Loại thứ hai chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu...
Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu nhiều chất độc, kim loại nặng như chì, cadmium, đồng và cả thủy ngân. Nhưng đây lại là loại thường dùng vì giá rẻ hơn hẳn.
Dùng túi ni lông bọc rau củ, trái cây cất vào tủ lạnh
Để đỡ rắc rối và tiết kiệm, nhiều người thường bọc rau củ quả trong túi ni lông rồi cho vào tủ lạnh. Không ít người còn cho rằng làm vậy thực phẩm sẽ tươi được lâu hơn, tránh vi khuẩn.
Tuy nhiên, thói quen này rất hại cho sức khỏe và phản khoa học. Thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh nên sử dụng màng bọc thực phẩm thay vì dùng túi ni lông thông thường.
Quy trình đặc biệt và nguyên liệu thô của bọc nhựa có khả năng thông gió và bảo hiểm tốt, và các loại túi ni lông thông thường không thể đạt được mục đích bảo quản.
Khi đó, thực phẩm nhanh bị phân hủy hơn, từ đó sẽ dễ dàng bị ngấm các chất độc hại từ túi ni lông. Chúng thậm chí không thể biến mất khi rửa sạch, ngâm muối hay thậm chí là nấu chín.
Quay túi ni lông trong lò vi sóng
Không nên dùng túi ni lông và túi đựng thực phẩm thông thường để hâm nóng bằng lò vi sóng. Lò vi sóng làm nóng hơi ẩm trong thực phẩm, túi ni lông và thức ăn truyền nhiệt trực tiếp, do đó nhiệt độ của túi ni lông cũng tăng lên.
Hơn nữa, hầu hết các túi nhựa thông thường là polyvinyl clorua và túi đựng thực phẩm là polyetylen.
Tất cả chúng đều chứa một số chất làm dẻo, dễ bay hơi trong quá trình đun nóng. Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, hãy sử dụng hộp đựng có gói "chỉ dành cho lò vi sóng".
Thích dùng túi ni lông màu
Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thích dùng các loại túi ni lông nhiều màu sắc thay vì túi trắng. Phần vì thẩm mỹ, phần lại không muốn người khác nhìn thấy những món đồ mình mua bên trong.
Thực chất, các loại túi xanh, đỏ, vàng… nhiều màu sắc gần như được làm hoàn toàn bằng rác thải tái chế. Chúng cũng được nhuộm màu và thêm vào nhiều chất hóa học độc hại, bị nhiễm kim loại nặng.
Dùng túi để đựng thức ăn nóng
Dùng túi ni lông để đựng đồ ăn nóng quả là tiện lợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc đưa bạn và gia đình đến nhanh hơn với bệnh tật.
Bởi vì ở nhiệt độ cao, túi ni lông sẽ bị tác động nhiệt, thậm chí nóng chảy và khiến các chất độc hại khủng khiếp bị bám lại, hòa tan vào thức ăn.
Theo Mase (Tổng hợp)/ VietNamnet