Cô gái từ chối sinh con cho chồng dù hôn nhân hạnh phúc

Google News

Họ đã kết hôn và sống hạnh phúc 2 năm qua nhưng mới đây anh ra tối hậu thư nếu cô không sinh con trong vòng 2 năm tới thì sẽ ly hôn.

Họ đã kết hôn và sống hạnh phúc 2 năm qua nhưng mới đây anh ra "tối hậu thư" nếu cô không sinh con trong vòng 2 năm tới thì sẽ ly hôn.

Người phụ nữ được gọi là Xiaomei, đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã từ chối yêu cầu phải sinh con sau khi chồng yêu cầu cô phải hoàn thành việc này trước tuổi 35, SCMP đưa tin.

Theo lời người vợ, vợ chồng cô kết hôn và đã sống hạnh phúc trong 2 năm. Cô rất sốc khi chồng đưa tối hậu thư về chuyện này.

"Chỉ vì tôi không muốn có con mà anh ấy sẽ ly dị tôi" – cô Xiaomei nói với Star Video.

Co gai tu choi sinh con cho chong du hon nhan hanh phuc

Nhiều phụ nữ Trung Quốc phải đối mặt với áp lực lớn phải có con từ chính gia đình mình - Ảnh minh họa: SCMP

Cô cho biết chồng cô đã đặt ra thời hạn 2 năm vì cho rằng sinh con sau 35 tuổi sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con.

Xiaomei chia sẻ cô cảm thấy việc có con sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của hai vợ chồng.

"Có con hoặc ly hôn. Chồng tôi nói sẽ ly hôn nếu tôi không muốn sinh con" - cô Xiaomei tiếp tục.

Cô bộc bạch thêm, mẹ và mẹ chồng cũng gây áp lực buộc cô phải có con: "Nếu không có con, khi về già con sẽ làm gì?".

Xiaomei cho biết cô sợ sinh đẻ từ khi chứng kiến người bạn thân nhất của mình bị băng huyết khi sinh, nhưng bị gia đình phớt lờ. Cô cho rằng họ chỉ quan tâm đến đứa bé.

Mặc dù phản đối việc có con, song Xiaomei vẫn bị tâm lý nặng nề, khiến cô phải tìm kiếm lời khuyên trực tuyến. Lời kêu cứu này đã lan truyền nhanh chóng và gây ra tranh luận lớn. Nhiều người đã để lại bình luận:

- "Không có con là sai. Bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi về già. Có con mới khiến bạn hạnh phúc hơn".- "Sống mà không có con cũng chẳng sao. Mỗi người đều có lựa chọn lối sống của riêng mình". Vì sao phụ nữ Trung Quốc không muốn sinh con?

Lớn lên trong một xã hội gia trưởng, con gái ở Trung Quốc trong nhiều năm đã không được coi trọng bằng con trai. Khi trở thành vợ, mẹ và con dâu, họ gánh vác phần lớn nhiệm vụ gia đình đồng thời cố gắng duy trì công việc của mình.

4 thập kỷ trước, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã cố gắng hết sức để chống lại chính sách một con. Một số người phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ, mất việc làm và bỏ quê hương để sinh thêm con, đặc biệt là con trai.

Nhưng hiện tại, tỉ lệ sinh của Trung Quốc đang rơi vào vùng nguy hiểm với tổng tỉ suất sinh (TFR) là 1,5, mặc dù chính phủ Trung Quốc đã bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về việc sinh con từ vài năm trước. Trung Quốc, với dân số đông nhất thế giới, đã rơi vào tình trạng già hóa dân số và xu hướng này khó có thể đảo ngược.

Co gai tu choi sinh con cho chong du hon nhan hanh phuc-Hinh-2

Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số, nhưng nhiều phụ nữ vẫn tiếp tục nói “không” với việc sinh con. Ảnh minh họa

Nhiều nhà nhân khẩu học đã đưa ra các đề xuất để giải quyết vấn đề già hóa dân số và mức sinh thấp ở Trung Quốc như giảm chi phí nuôi dạy con cái, kiểm soát giá nhà đất tăng cao, khuyến khích phụ nữ sinh con, kêu gọi phụ nữ cân bằng tốt hơn giữa gia đình và sự nghiệp. '

Tuy nhiên, những giải pháp tưởng như có lợi cho phụ nữ thực ra lại đẩy phụ nữ vào chân tường vì chúng càng tước đi cơ hội bình đẳng của họ trong xã hội. Tâm lý không muốn sinh con của phụ nữ cũng khó có thể thay đổi.

Tại sao phụ nữ Trung Quốc không muốn sinh con? Mặc dù có một số phân tích vĩ mô về kinh tế, chính sách và văn hóa nhưng hầu hết các học giả đã bỏ qua nguyên nhân gốc rễ của tỉ lệ sinh thấp ở Trung Quốc - sự phụ thuộc của phụ nữ.

Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay đều đã trải qua chính sách một con. Cả họ và cha mẹ họ đã bị thuyết phục để tin rằng "thà chỉ có một con". Cho dù bạn có thành đạt đến đâu, những người xung quanh bạn vẫn nói lảm nhảm rằng một người phụ nữ phải có một người chồng tốt, hoặc ít nhất là phải có một người chồng. '

Dường như phụ nữ sinh ra là để tìm một người đàn ông và dựa dẫm vào anh ta. Thuật ngữ "phụ nữ ế chồng" được đặt ra để cảnh báo những phụ nữ kén chọn, không chịu kết hôn sớm.

"Phụ nữ độc thân vô trách nhiệm" dường như là những người bị đổ lỗi cho tỉ lệ sinh thấp của đất nước. "Bạn đang hủy hoại tương lai của cả quốc gia", đó là cách họ bị miệt thị.

Một số phụ nữ đã ly hôn cho rằng mình may mắn ngay cả khi bị đuổi khỏi gia đình chồng mà không có lấy một xu. Những người kém may mắn hơn có thể đã phải trải qua bạo lực gia đình. Vì vậy, đối với phụ nữ, độc thân trở thành giải pháp tốt nhất cho tất cả các vấn đề kể trên.

Bình đẳng là phương thuốc duy nhất cho tỉ lệ sinh thấp. Mặc dù đúng là có nhiều đàn ông cảm thấy áp lực và không muốn có con, nhưng chúng ta nên nhìn nhận rằng phụ nữ cùng tầng lớp chịu nhiều thiệt thòi hơn.

Một khi phụ nữ nhận ra họ bị phân biệt đối xử, đổ lỗi hoặc đối xử bất công trong xã hội được gọi là hiện đại này, họ sẽ không còn là người vợ tốt và người mẹ yêu thương nữa. Một khi đã biết sự gia trưởng còn tồn tại, chắc chắn phụ nữ sẽ chọn cách tự bảo toàn trước.

Giới chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng, xã hội nên tôn trọng quyền tự do sinh sản của phụ nữ, đánh giá cao sự tận tâm sinh con của họ và giúp đỡ khi họ bị mắc kẹt trong sự phân biệt đối xử về giới.

Nếu mức sinh thấp là vấn đề xã hội thì việc sinh con không phải là nhiệm vụ chỉ một mình phụ nữ phải gánh vác. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sinh sản và nhu cầu của họ rất quan trọng.

Theo Hạ Nhiên/Gia đình & Xã hội