|
Nếu sau sinh đau bụng dễ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến cơ thể đang hư yếu thêm nguy hại. Ảnh minh họa. |
Đau bụng đối với sản hậu không phải đau bụng bình thường vì sau khi đẻ nguyên khí hao tổn, các huyệt trống rỗng. Dưới đây là 5 v chứng sản hậu thường thấy.
Huyết hư: Sau khi sinh, bụng đau quặn mềm, đầu choáng, ù tai, đau thắt vùng lưng, kiêm hàn thì sắc mặt thường xanh mét người lạnh, cả chân tay cũng lạnh, gặp nóng thì đỡ, lưỡi trắng nhợt, rêu mỏng, mạch hư tế mà trì, chưa nên bổ huyết, dùng bài đương quy sinh khương dương nhục thang gồm đương quy, sinh khương, thịt dê. Ba vị trên dùng nước sắc, uống ấm 3 lần/ngày.
Huyết ứ: Sau khi sinh, bụng đau dữ dội, đau gò có cục cứng rắn, ấn vào càng đau hơn, huyết hôi ra rất ít hoặc hết sớm, sắc mặt tím bầm, ngực bụng trướng đầy, đại tiện táo bón tiểu bình thường, chất lưỡi hơi tím mạch trầm sắc. Chữa phải hành huyết trục ứ dùng bài thất tiêu tán. Nếu có khí trệ nên hành khí, dùng chỉ thực thược dược tán gồm chỉ thực (sao hắc), bạch thược, hai vị bằng nhau tán bột, liều uống một muỗng, ngày uống 3 lần.
Hàn ngưng: Sắc mặt xanh mét, bụng dưới lạnh đau, không ưa xoa nắn, gặp nóng thì hơi nhẹ, chân tay mát lạnh, chất lưỡi xám nhợt, rêu trắng trơn, mạch trầm khẩn. Chữa phải thông huyết tán hàn tiêu tích trệ, dùng bài hương quế tán gồm đương quy, quế tâm, xuyên khung, mộc hương, tán bột, thắng bột có đường cát luyện hồ làm hoàn, dùng lá sen sao rồi sắc lấy nước uống với thuốc hoàn.
Thực trệ: Người bệnh bụng trên đau, ấn vào không đỡ, ợ ra mùi thức ăn, không muốn ăn, đại tiện ít mà lỏng, có mùi chua rêu lưỡi đầy nhợt mạch hoạt, chữa phải kiện vị tiêu tích, dùng bài gia vị dị công tán gồm nhân sâm, trần bì, sơn tra, bạch truật, cam thảo, bạch linh, thần khúc, thêm 3 lát gừng sắc uống.
ThS Đỗ Việt Hương (Trưởng Bộ môn Phụ sản, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)